Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1:

- Đoạn a: không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

- Đoạn b: là đoạn văn biểu cảm vì bộc lộ cảm xúc:

  • Tả hai cây hải đường trổ hoa, từ đó nghĩ đến lời chào hạnh phúc.
  • Cảm nhận:khi đứng gần hoa “hân hoan, say đắm”.
  • Thái độ : không đồng tình với cách tôn xưng của các nhà nho.
  • Cảm xúc bâng khuâng:hoa có vẻ đẹp khỏe mạnh, dân dã.

=> Từ tả đến cảm, từ vật đến tình. Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp (qua liên tưởng, hồi ức) => Kiểu văn bản tùy bút

Câu 2: Nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh:

BàiNội dung biểu cảm
Sông núi nước Nam

- Niềm tự hào về chủ quyền và lãnh thổ của đất nước.

- Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của đất nước.

Phò giá về kinhThể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

Câu 3: Bài văn biểu cảm (trữ tình) mà em biết:

  • Cổng trường mở ra
  • Viếng lăng Bác
  • Những câu hát về tình cảm gia đình...

Câu 4: Một số đoạn văn xuôi biểu cảm là:

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."


  • 2 lượt xem