Soạn giản lược bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Soạn văn 7 bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1: Biểu hiện tình quê hương ở bài này độc đáo ở chỗ: tác giả viết bài thơ một cách “ngẫu nhiên”, tình cảm quê hương bộc lộ ngay khi vừa trở về quê, khi bị người dân nơi đây xem là "khách".
Câu 2:
- Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: thiếu-lão (trẻ-già), tiểu-đại (nhỏ-lớn), li-hồi (đi xa-trở về), hương âm-mấn mao (giọng quê-tóc mai), vô cải-tồi (không đổi-rụng).
- Tác dụng phép đối: thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.
Câu 3: Hoàn thành bảng:
Phương thức biểu đạt | Tự sự | miêu tả | biểu cảm | biểu cảm qua tự sự | biểu cảm qua miêu tả |
Câu 1 | x | x | x | ||
Câu 2 | x | x | x |
Câu 4: Sự khác nhau về giọng điệu hai câu trên và hai câu dưới:
- Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.
- Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Giống nhau:
- Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
- Sát với bản dịch nghĩa
- Khác nhau:
- Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có tiếng cười tếu của trẻ em.
- Bản dịch của Trần Trọng San các chữ cuối không vần với nhau và âm điệu câu cuối không được mềm mại.
Chủ đề liên quan