Soạn giản lược bài câu nghi vấn (tiếp theo)
1 lượt xem
Soạn văn 8 Câu nghi vấn (tiếp theo) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Những câu nghi vấn trong đoạn trích:
- a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
- b. câu nghi vấn là: Ta say ta mồi đứng uống ánh trăng tan? Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
- c. câu nghi vấn là:Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ rơi?
- d. câu nghi vấn là: Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?
=> Tác dụng:
- Hầu hết dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Riêng câu nghi vấn trong đoạn trích (a) có thêm sắc thái ngạc nhiên, trong (b) và (d) có sắc thái phủ định, trong (c) có sắc thái cầu khiến
Câu 2:
Những câu nghi vấn trong đoạn trích là:
- a. Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
- b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
- c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
- d. Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
- e. có dấu hỏi chấm ở cuối câu, có các từ để hỏi như thế, sao, ai, gì.
=> Tác dụng:
- Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ (a).
- Phủ định (b, c).
- Khẳng định (d).
- Bộc lộ sự ngạc nhiên (e).
Trong những câu trên: Câu nghi vấn "Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại" có thể thay thế bằng một câu khác không phải câu nghi vấn nhưng vẫn có nghĩa tương đương. Như sau: "Bây giờ, lão không thể nhịn đói mà để tiền lại được!"
Câu 3:
Đặt câu:
- Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu: "Đảo địa ngục" có nội dung gì mà nhiều người xem đến vậy Trang nhỉ?
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học: Trời ơi, sao số phận lão Hạc lại bi thảm đến vậy?
Câu 4:
- Trong trường hợp trên, câu nghi vấn dùng để chào, thể hiện sự quan tâm, làm quen.
- Trong những trường hợp trên, quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quan hệ xã giao.
Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài đi đường (Tẩu lộ)
- Soạn giản lược bài đi bộ ngao du
- Soạn giản lược bài luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
- Soạn giản lược bài ông đồ
- Soạn giản lược bài Viết bài tập làm văn số 6
- Soạn giản lược bài câu nghi vấn
- Soạn giản lược bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Soạn giản lược bài luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Soạn giản lược bài câu nghi vấn (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài nhớ rừng
- Soạn giản lược bài hành động nói
- Soạn giản lược bài chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic)