Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu nào sau đây là câu nghi vấn?

  • A. Nếu nói, cuộc đời là một vở kịch thì Anan chính là cô diễn viên đóng vai một người nghèo khổ nhất.
  • B. Hôm qua, mấy giờ anh Hai mới về vậy con?
  • C. Trời xanh, mây trắng, nắng vàng, bờ cát dài vàng óng.
  • D. bài hát vừa ngân lên trong chiếc đài cũ rỉ của ông làm tâm trạng tôi đột nhiên thay đổi hẳn.

Câu 2: Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì?

  • A. Để hỏi
  • B. Để cầu khiến
  • C. Để khẳng định hoặc phủ định
  • D. Để bộc lộ cảm xúc

Câu 3: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ?

  • A. Để cầu khiến.
  • B. Để khẳng định hoặc phủ định.
  • C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu gì?

  • A. Dấu chấm hỏi
  • B. Dấu chấm
  • C. Dấu chấm than
  • D. Dấu chấm lửng

Câu 5: Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng?

  • A. Dấu chấm
  • B. Dấu chấm than
  • C. Dấu chấm lửng
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? "Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?" (Nam Cao, Lão Hạc)

  • A. Phủ định
  • B. Đe doạ
  • C. Hỏi
  • D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 7: Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

  • A. Hỏi
  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Đe dọa
  • D. Phủ định

Câu 8: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”

  • A. Hỏi
  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Đe dọa
  • D. Phủ định

Câu 9: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

  • A. Hỏi
  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Đe dọa
  • D. Khẳng định

Câu 10: Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?

“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”

  • A. Cầu khiến
  • B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • C. Đe dọa
  • D. Khẳng định

Câu 11: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?

  • A. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • B. Dùng để chào
  • C. Cầu khiến
  • D. Đe dọa

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Phải chăng mùa xuân là mùa mà chúng ta đều yêu thích nhất? Bởi xuân mang theo sức sống bao trùm khắp không gian. Trên những cành cây khẳng khiu trụi lá, những chồi non xanh mơn mởn như những ngọn lửa xanh bập bùng cháy. Trong vườn những bông hoa thi nhau tỏa hương khoe sắc tràn ngập khắp không gian. Màu hồng của những bông hoa đào, cánh vàng của những bông hoa mai, sắc đỏ của câu đổi tết làm không khí thêm tưng bừng rộn ràng náo nhiệt đón chào một năm mới tràn đầy niềm vui. Xuân đã về thật rồi, chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé!"

Câu 12: Đoạn văn trên có sử dụng câu nghi vấn không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Có bao nhiêu câu nghi vấn trong đoạn văn trên?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn?

  • A. Phải chăng mùa xuân là mùa mà chúng ta đều yêu thích nhất?
  • B. Bởi xuân mang theo sức sống bao trùm khắp không gian.
  • C. Trên những cành cây khẳng khiu trụi lá, những chồi non xanh mơn mởn như những ngọn lửa xanh bập bùng cháy.
  • D. Xuân đã về thật rồi, chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé!

Câu 15: Tác dụng của câu nghi vấn trong đoạn văn trên là gì?

  • A. Để khẳng định
  • B. Để phủ định
  • C. Để đe dọa
  • D. Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)


  • 152 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021