Soạn giản lược bài hầu trời
Soạn văn 11 bài Hầu trời giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Phân tích hai câu thơ đầu:
Câu thơ đầu tiên tác giả đặt vấn đề khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường “Chẳng hoảng hốt, không mơ màng” và câu chuyện có vẻ là thật. Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể. Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện được kể sẽ diễn ra như thế nào.
Câu 2:
Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên trong sự hào hứng, có phần tự đắc.
Cảm nhận về cá tính,niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:
- Một con người có cá tính rất “ngông”: ở cõi trần thân phận nhà văn bị khinh bị, xem thường, văn chương “rẻ như bèo”, Tản Đà tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình.
- Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình (Trời và Chư tiên tán thưởng thơ Tản Đà, đó chính là nhà thơ tự tán thưởng). Đây chính là cái thật, là cá nhân ý thức được tài năng thực sự của mình.
Giọng kể của tác giả hào hứng, phấn chấn, tự hào.
Câu 3:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
Mối liên hệ ở đây đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
Câu 4:
Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ:
- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
- Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.
- Dưới ngòi bút của tác giả, Trời và Chư tiên không có một chút gì đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc rất ngộ nghĩnh, bình dân
Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời (P2) Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài tiểu sử tóm tắt
- Soạn giản lược bài nghĩa của câu (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Soạn giản lược bài người trong bao
- Soạn giản lược bài một thời đại trong thi ca
- Soạn giản lược bài tóm tắt văn bản nghị luận
- Soạn giản lược bài nghĩa của câu
- Soạn giản lược bài hầu trời
- Soạn giản lược bài Bài viết số 6 văn lớp 11 nghị luận xã hội
- Soạn giản lược bài ôn tập phần làm văn
- Soạn giản lược bài phong cách ngôn ngữ chính luận
- Soạn giản lược bài phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)