Soạn giản lược bài thêm trạng ngữ cho câu
Soạn văn 7 bài thêm trạng ngữ cho câu giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Trạng ngữ trong câu là : Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời kiếp kiếp , từ nghìn đời nay
Câu 2:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu.
- Dưới bóng tre xanh : làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu
- Đã từ lâu đời đời đời, kiếp kiếp,từ nghìn đời nay: bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu
- Từ nghìn đời nay : bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu
Câu 3:
- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Câu 4:
a. Mùa xuân của tôi (chủ ngữ) - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội (phụ chú ngữ) / là mùa xuân có mưa riêu riêu,... có tiếng nhạn ... đêm xanh (vị ngữ)
b. Mùa xuân (trạng ngữ), cây gạo(chủ ngữ) / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít( vị ngữ).
c. Tự nhiên như thế: ai ( chủ ngữ) / cũng chuộng mùa xuân (vị ngữ).
d. Mùa xuân! (Câu đặc biệt, từ mùa xuân đóng vai trò thành phần chính trong câu
Câu 5+6:
Các trạng ngữ và phân loại :
- Trạng ngữ chỉ thời gian :khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
- Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn): trong cái vỏ xanh kia; dưới ánh nắng
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân : vì cái chất quý trong sạch của Trời
- Trạng ngữ chỉ cách thức: như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
- Trạng ngữ chỉ phương tiện : với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
Các loại trạng ngữ trên đây cũng là các loại trạng ngữ mà chúng ta thường sử dụng khi nói, viết. Ngoài ra còn có trạng ngữ khác như :
- Trạng ngữ chỉ mục đích, ví dụ : Các công ty, để chống trộm, đã trang bị các thiết bị báo động
Phần luyện tập
Câu 2:
Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian thoải mái nhất với chúng tôi sau những giờ học tập căng thẳng. Dưới tán bàng xanh mát, từng nhóm học sinh tụ tập cùng nói cười vui vẻ. Giữa sân trường, các bạn nam đang chơi đá bóng vô cùng hào hứng trong tiếng cổ vũ, reo hò nhiệt tình của các bạn cổ động viên. Phía trong thư viện, căn phòng đọc là khoảng không gian tĩnh lặng dành cho các bạn muốn được được thư thái đọc sách. Mỗi bạn học sinh đều chọn cho mình một khoảng trời riêng trong thời gian giải lao để giải trí và thư giãn.
- Các trạng ngữ: dưới tán bàng xanh mát, giữa sân trường, phía trong thư viện (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài sống chết mặc bay
- Soạn giản lược bài văn bản đề nghị
- Soạn giản lược bài Ca Huế trên sông Hương
- Soạn giản lược bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Soạn giản lược bài bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Soạn giản lược bài luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Soạn giản lược bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Soạn giản lược bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Soạn giản lược bài cách làm bài văn lập luận giải thích
- Soạn giản lược bài thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)
- Soạn giản lược bài luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề