Soạn giản lược bài liệt kê
Soạn văn 7 Liệt kê giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:
a) Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
b) Lòng lự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc
c) Sự đồng lòng nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp. Chẳng hạn để làm sâu sắc và đầy đủ, tác giả đã dùng liệt kê:
- nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn.
- nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.
- nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
Câu 2:
Các phép liệt kê trong hai đoạn trích là:
Câu a:
- dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm
- những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập
Câu b: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung
Câu 3:
- Câu a: Giờ ra chơi thật vui vẻ, mọi người cùng nhau tổ chức những trò chơi hay như kéo co, nhảy dây, đá cầu, đá bóng, cầu lông,…
- Câu b: Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương mà Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
- Câu c: Qua truyện ngắn "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" chúng ta thấy hình ảnh Phan Bội Châu hiện lên thật hiên ngang, bất khuất. Ông luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác trước miệng lưỡi của kẻ thù. Phan Bội Châu chính là tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài văn bản báo cáo
- Soạn giản lược bài cách luyện tập lập luận chứng minh
- Soạn giản lược bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Soạn giản lược bài Quan Âm Thị Kính
- Soạn giản lược bài đức tính giản dị của Bác Hồ
- Soạn giản lược bài thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)
- Soạn giản lược bài luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Soạn giản lược bài văn bản đề nghị
- Soạn giản lược bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Soạn giản lược bài kiểm tra phần văn
- Soạn giản lược bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)