Soạn giản lược bài đức tính giản dị của Bác Hồ

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện: cuộc sống thường ngày, cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm

Câu 2:

Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

  • Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
  • Chứng minh luận điểm.
  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

Bố cục bài văn:

  • Phần 1: Từ đầu đến “tuyệt đẹp”: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
  • Phần 2: Còn lại: chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

Câu 3:

Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.

Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết.

Câu 4:

Tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

  • Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
  • Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
  • Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Câu 5:

Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
  • Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

Phần luyện tập

Câu 1:

Tham khảo:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Câu 2:

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • 1 lượt xem