Soạn văn 10 tập 2 bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 sgk
Soạn văn 10 tập 2, soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta hiểu các bước để viết một đoạn văn thuyết minh. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
a) Thế nào là một đoạn văn?
b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu kể dưới đây.
- Tập trung làm rõ một ý kiến chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng sau và trước nó
- Diễn đạt chính xác, trong sáng
- Gợi cảm, hùng hồn
Trả lời:
a) Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản.
b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu trên.
2. Theo anh chị giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống và khác nhau như thế?
Trả lời:
Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh:
Giống nhau: Cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận.
Khác nhau:
- Đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động. Còn đoạn văn thuyết minh chủ yếu cung cấp tri thức, thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự
- Văn bản thuyết minh nặng về tư duy khoa học. Đoạn văn thuyết minh có thể trình bày theo những phương pháp thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.
3. Một văn bản thuyết minh có thể bao gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo cá trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh không? Vì sao?
Trả lời:
Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh... Bởi ví nó làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn.
II- VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm vàn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.
1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.
Trả lời:
Ví dụ. chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phám. tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm)
Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, âm hưởng của tác phẩm).
2. Tiếp đó hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn.
Trả lời:
Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.
Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính – lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 63 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp
Câu 2: trang 63 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn mở đầu
- Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước
- Soạn văn 10 tập 2 bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 sgk
- Nội dung chính bài Viết bài làm văn số 6 lớp 10: thuyết minh văn học
- Phân tích đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du để thấy bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
- Nội dung chính bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
- Tìm hiểu đoạn kết (" Xã tắc từ đây vững bền ....Ai nấy đều hay"):
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Trao duyên
- Hãy nhận xét về nhạc điêu của thể thơ song thất lục bát “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
- Soạn văn 10 tập 2 bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trang 41 sgk
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ
- Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?