Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Thạch Sanh

25 lượt xem

Soạn bài: Thạch Sanh - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, KhoaHoc giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Thạch Sanh cực ngắn - KhoaHoc


Nội dung bài gồm:

Back to top

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Câu 2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

Câu 3. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?

Câu 4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Câu 5. Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ

Back to top

II. Soạn bài siêu ngắn: Thạch sanh

Câu 1: Khi lớn lên Thạch Sanh khác thường:

  • Do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con
  • Mang thai mấy năm trời mới sinh ra
  • Được thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.

=> Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, nhân dân muốn tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, dự báo kì tích mà nhân vật này sẽ lập được.

Câu 2: Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua:

  • Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng
  • Bị Lí Thông lấp cửa hang khi xuống cứu công chúa
  • Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

=> Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất: thật thà, tốt bụng, dũng cảm, bao dung...

Câu 3: Sự đối lập của Lý Thông và Thạch Sanh:

Nhân vật Thạch Sanh:

  • Tính cách: thật thà, chất phác, tốt bụng, giàu lòng nhân ái, dũng cảm
  • Hành động: Kết nghĩa anh em với Lý Thông, giết đại bàng cứu công chúa, tiêu diệt chằn tinh cứu nhân dân, dẹp loạn quân 18 nước.

Nhân vật Lý Thông:

  • Tính cách: bất nhân, bất nghĩa, tham lam, độc ác, xảo quyệt, hèn nhát, tàn nhẫn
  • Hành động: Kết bạn Thạch Sanh để lợi dụng, lừa Thạch Sanh canh miếu để thế mạng, cướp công của Thạch Sanh...

Câu 4: Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm thần

  • Chiếc đàn thần: Là tiếng đàn công lý, vạch mặt kẻ xấu, minh oan cho người tốt => Hướng tới hòa bình
  • Niêu cơm thần: Thể hiện tinh thần nhân đạo, lòng yêu hòa bình và khát vọng của nhân dân về cuộc sống no đủ.

Câu 5: Kết thúc truyện cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện niềm tin vào sự công bằng, gieo nhân nào gặp quả ấy. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như truyện Tấm cám, cây khế, sọ dừa...

Back to top

III. Soạn bài ngắn nhất: Thạch sanh

Câu 1: Sự khác thường của Thạch Sanh: Được ngọc hoàng sai thái tử xuống đầu thai, mang thai mấy năm mới sinh ra, được thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.

Sự ra đời của Thạch Sanh giúp chuyện thêm huyền bí và kỳ ảo. Dự báo về một chiến công vĩ đại của nhân vật Thạch Sanh.

Câu 2: Có 3 thử thách Thạch Sanh phải vượt qua trước khi cưới công chúa:

  • Thử thách 1: Mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu, thế mạng
  • Thử thách 2: Khi xuống hang cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang
  • Thử thách 3: Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

=> Thạch Sanh là người thật thà, chất phác, tốt bụng và dũng cảm...

Câu 3: Tính cách và hành động của Lý Thông và Thạch Sanh có sự đối lập khác biệt

Tính cáchHành động
Thạch SanhHiền lành, tốt bụng, dũng cảm, giàu lòng nhân áiCanh miếu thế mạng cho Lý Thông, xuống hang cứu công chúa, giết chằn tinh cứu dân làng,...
Lý ThôngTham lam, độc ác, xảo quyệt, hèn nhát, tàn nhẫnỦi Thạch Sanh đi canh miếu, lấp cửa hang Thạch Sanh, cướp công giết chằn tinh...

=> Sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà.

Câu 4: Chi tiết thần kì:

  • Niêu cơm thần: thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta.
  • Tiếng đàn: tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

Câu 5: Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế...

Back to top

IV. Soạn bài cực ngắn: Thạch Sanh

Câu 1: Thạch Sanh ra đời khác thường: Được Ngọc Hoàng sai con xuống đầu thai, mang bầu mấy năm mới sinh và được thần dạy đủ phép thần thông.

Sự ra đời tạo sự hấp dẫn cho truyện và báo hiệu một kì tích sẽ được tạo dựng bởi nhân vật này.

Câu 2: Thử thách của Thạch Sanh: đi canh miếu thế mạng cho Lý Thông, cứu công chúa bị Lý Thông lấp cửa hang và bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù => Thạch Sanh thật thà, chất phác nhưng dũng cảm và giàu lòng nhân ái.

Câu 3: Sự đối lập giữa Lý Thông và Thạch Sanh:

Tính cách: Thạch Sanh tốt bụng, hiền lành, dũng cảm. Còn Lý Thông gian ác, xảo quyệt, mưu mô...

Hành động: Thạch Sanh đi canh miếu thế mạng cho Lý Thông, giết chằn tinh cứu dân làng, xuống hang cứu công chúa... Còn Lý Thông bỉ ổi, nhờ Thạch Sanh đi canh miếu, lấp cửa hang khi Thạch Sanh xuống cứu công chúa, cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh...

Câu 4: Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm

  • Tiếng đàn: giải oan, vạch mặt Lí Thông => tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh chính nghĩa.
  • Niêu cơm: sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân ta

Câu 5: Kết thúc truyện thể hiện sự công bằng cái thiện – cái ác, ước mơ người tài năng xứng đáng được những gì đáng có. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây bút thần, ...

Back to top


Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thạch Sanh
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội