Soạn văn 8 bài: Chương trình địa phương( phần tiếng việt) trang 145

51 lượt xem

Soạn văn 8 tập 2, soạn văn bài: Chương trình địa phương( phần tiếng việt) sgk ngữ văn 8 tập 2, để học tốt văn 8. Bài soạn cho ta năm sđược xưng hô phổ biến ở địa phương mình và xác xưng hô độc đáo ở địa phương khác. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đọc đoạn trích sau:

a) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng dần mừng nhảy chân sáo:;

U đi đâu từ lúc trưa non đến giờ? Có mua được gạo không? Sao u lại không thế?

( Ngô Tất Tố- Tắt Đèn)

b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

-Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên. Trong các đoạn trên những từ ngữ xưng hô nào là toàn dân, những từ ngữ nào không phải toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ ngữ địa phương.

Trả lời:

  • Từ “u” (dùng để gọi mẹ) là từ xưng hô địa phương.
  • Từ “mợ” (dùng để gọi mẹ) không phải là từ xưng hô địa phương, cũng không phải là từ xưng hô toàn dân. Đó là biệt ngữ xã hội.

2 . Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở những địa phương khác mà em biết.

Trả lời:

  • Vùng đồng bằng Bắc Bộ: thầy, u (bố, mẹ)…
  • Vùng trung du Bắc Bộ: bá (bác gái), bầm (mẹ), mế, mạ (mẹ)…
  • Vùng Bắc Trung Bộ: o (cô), bọ (bố)…
  • Vùng Trung Trung Bộ: mệ (bà), mi (mày), eng (anh)…
  • Vùng Nam Bộ: ba, má (bố, mẹ)…

3. Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?

Trả lời:

  • Trong giao tiếp hàng ngày ở địa phương.
  • Trong giao tiếp, sinh hoạt giữa những ngưòi trong gia đình hoặc những ngưòi thân mật (cùng địa phương) khi không ở địa phương mình.
  • Ở những nơi giao tiếp nghi thức, trang trọng không nên dùng cách xưng hô địa phương.

4. Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ở học kì I và cho nhận xét.

Trả lời:

STTTừ ngữ toàn dânTừ ngữ địa phương
1bốthầy, ba,cha,...
2mẹmá, u, bầm,...
3ông nộiông nội
4ông ngoạiông vãi
5thímthím

=> Trong tiếng Việt, phần lớn các từ chỉ quan hộ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô, chỉ trừ một số trường hợp cá biệt như : vợ - chồng, (con) dâu, (con) rề. Ngoài ra, các đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay tên riêng cùng được sử dụng để xưng hô.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội