Soạn văn bài: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài học này chúng ta sẽ ôn tập về kể chuyện theo các ngôi kể khác nhau, khiến câu chuyện nở nên sinh động, hấp dẫn hơn. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Ôn tập vê ngôi kể
Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
a) Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
b) Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.
c) Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
Trả lời:
a. Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi để kể lại câu chuyện, và những tình cảm, cảm xúc của mình nhằm làm cho bài văn thêm chân thực, sinh động hơn.
Kể theo ngôi thứ 3 là người kể giấu mình, đứng ngoài câu chuyện để kể lại nhằm làm cho bài văn có cái nhìn khách quan và linh hoạt hơn.
b. ví dụ : ở ngôi thứ nhất : tác phẩm ‘tôi đi học’
ở ngôi thứ 3 : tác phẩm ‘ tức nước vỡ bờ’, ‘ chiếc lá cuối cùng’
c. Người kể phải thay đổi ngôi nhằm mục đích thể hiện ý đồ của tác giả trong tác phẩm, tùy thuộc vào trong các hoàn cảnh khác nhau. Nhằm mục đích giúp cho tác phẩm trở nên sinh động hấp dẫn hay tăng tính đa dạng, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con người...
2. Chuẩn bị bài nói
Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu - ngôi kể thứ nhất
Có thể thay đổi ngôi kể nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu; thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại.
Bài làm tham khảo
Lúc đó, mặt mũi tôi như người mất hồn, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này, tha này!
Mồm thì nói nhưng tay hắn không chịu để yên, bịch ngay mấy bịch vào ngực tôi rồi lại sấn đến để trói nhà tôi. Tôi tức quá, cơn giận dữ đã nổi lên, tôi không thê nào mà chịu được, liền liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !
Tên cai lệ tát ngay một cái đánh bốp vào mặt tôi , rồi hắn cứ nhảy vào chồng tôi. Tôi nghiến lấy hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa . Sức lẻo khô của anh chàng nghiện mà cũng không chống lại với sức đàn bà như tôi, ngã ra đất mà mồm hẵn vẫn cứ lải nhải thét trói chồng tôi là những kẻ thiếu sưu. Người nhhà lí trưởng cứ sẩn sổ bước đến dơ gậy chực đánh tôi, tôi lắm được ngay cái gậy của hắn. Hai người dằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Kết cục là anh chàng" hầu cận ông lí " còn yếu hơn cả tôi, hắn đã bị tôi túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
- Soạn văn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn văn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau
- Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện: Bối cảnh không gian, trong bối cảnh không gian và tám trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?
- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày ý gì và sắp xếp chúng ra sao?
- Soạn văn bài: Muốn làm thằng Cuội
- Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?