Soạn văn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với số phận của Thúy Kiều. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, Nguyễn Du đã lột trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh. Qua đo, tác giả lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện sự đồng cảm, xót xa với hoàn cảnh của Kiều.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng : “Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
- Để tìm hiểu chi tiết về tác phẩm, xin mời tham khảo phần hướng dẫn soạn bài dưới đây
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 99 SGK) Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh
Câu 2 (Trang 99 SGK) Cảm nhận của em về hình tượng Thúy Kiều.
Câu 3 (Trang 99 SGK) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích
Phầm tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Mã Giám Sinh mua Kiều "
Xem thêm bài viết khác
- Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thúy Kiều báo ân báo oán
- Sơ đồ tư duy bài Đoàn thuyền đánh cá
- Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời của tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
- Ở phần "Sự thách thức", bản Tuyên bố đủ nêu lên thực tế cuộc sống của các em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tỉnh cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
- Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không?
- Qua phần "Cơ hội", em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
- Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng
- Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ?
- Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh
- Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp
- Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động?