Nội dung chính bài Mã Giám Sinh mua Kiều

  • 1 Đánh giá

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Mã Giám Sinh mua Kiều "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.

Đoạn trích:

  • Nằm ở đầu phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).
  • Đoạn trích nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Đoạn trích là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mênh của cuộc đời Kiều kéo dài suốt mười lăm năm.

2. Phân tích đoạn trích

a. Nhân vật Mã Giám Sinh

Bề ngoài, lý lịch

  • Tuổi tác: ngoài tứ tuần
  • Tên: Mã Giám Sinh
  • Quê: huyện Lâm Thanh
  • Bản tính là một con buôn, lưu manh

Cử chỉ:

  • Cách ăn mặc: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
  • Nói năng: thô lỗ, vô lễ
  • Hành động: ghế trên ngồi tót sỗ sàng

=> Bản chất con người: một kẻ bất lịch sự, trơ trẽn, hỗn láo.

b. Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều

  • Nàng là một món hàng để người ta trao đổi, mua bán.
  • Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, đan đớn.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Nhân vật Mã Giám Sinh

Bút pháp tả thực sắc sảo, tài tình của Nguyễn Du đã vẽ lên chân dung sống động của Mã Giám Sinh, tên lưu manh bán thịt buôn người:

"Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh",

Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Quá niên trạc ngoại tứ tuần.

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao"

Mở đầu là lời giới thiệu có vẻ nhiệt tình và tha thiết của mụ mối gợi ra hình tượng Mã Giám Sinh là một người đàng hoàng, có gốc gác lại có học thức. Thế nhưng đó chỉ là cái hư danh hão huyền, bởi từ chính cái nhìn ngoại hình đã lộ rõ bản chất của kẻ lố lăng này. Đây là một người đàn ông đã ở tuổi trung niên, sự trau chuốt diện mạo quá đà "mày râu nhẵn nhụi" kết hợp với trang phục "áo quần bảnh bao" đã gợi ra vẻ lố lăng, kệch cỡm của kẻ nhiều tuổi nhưng lại cố tỏ ra mình còn trẻ. Sự giả tạo đáng coi thường của nhân vật này còn được bộc lộ rõ qua hành động, cử chỉ:

  • Nói năng: thô lỗ, vô lễ
  • Hành động: ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Hành động của Mã Giám Sinh bộc lộ rõ vẻ trơ trẽn, vô học, vô giáo dục của hắn, giữa thầy và tớ không có sự tôn trọng, thiếu lễ nghĩa, đầy tớ của hắn như những kẻ đi thuê đi mượn, chính hắn cũng không nắm rõ những phép tắc cơ bản mà ngồi tót vào ghế trên. Tuy nhiên Mã Giám Sinh là người bỏ tiền ra mua Kiều, chính vì thế hắn tự cho mình cái quyền lộng hành, ra oai

=> Cảnh Mã Giám Sinh:" xem mắt" thực chất không khác gì là một cuộc mua bán người từ đó tác giả đã vạch trần hiện thực, tố cáo xã hội phong kiến xưa. Trong xã hội có bọn buôn thịt bán người, có loại người làm mối, sống bằng nghề làm mối. Tài sắc của người con gái như Thúy Kiều đã trở thành một món hàng để "cò kè"mua bán. Nhân phẩm của người phụ nữ bị chà đạp. Câu thơ "Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong" là lời bình luận cuộc mua bán, lên án đồng tiền hôi tanh, mặt trái đồng tiền trong tay bọn bất lương, bọn buôn thịt bán người.

2. Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều

Trước sự cò kẻ mặc cả, bộ mặt sở khanh của Mã Giám Sinh, nỗi lòng đầy suy tư và đau khổ của Kiều càng được bộc lộ rất rõ. Nàng nhận thức rõ nỗi đắng cay tủi nhục khi phải bán thân mình cho cuộc hôn nhân không tình yêu này, nỗi buồn lại chồng chất thêm nỗi lo cho cha mẹ và gia đình:

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió, e sương,

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

Mối càng vén tóc bắt tay,

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai."

  • Kiều bị mụ mối và Mã Giám Sinh "ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Mã Giám Sinh đã “đắn đo cân sắc cân tài". Con người Kiều, tài sắc Kiều đã trở thành món hàng đem ra mua bán, cò kè, mặc cả
  • Vì chữ " hiếu", vì cha mẹ, nàng càng đau đớn tột cùng. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu "lệ hoa" đã tuôn rơi, cả người nàng như héo hon, rũ xuống: "ngại ngùng",... "bóng thẹn",... "mặt dày", "nét buồn như cúc điệu gầy như mai".

3.Tồng kết

  • Nội dung- Ý nghĩa:
    • Vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh
    • Lên án xã hội phong kiến, những thế lực chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm người phụ nữ. (Tố cáo gay gắt sự tàn nhẫn của đồng tiền và những kẻ xấu xa chà đạp phẩm giá con người).
    • Bày tỏ sự cảm thông, sâu sắc với số phận con người.
  • Nghệ thuật:
    • Khắc họa thành công nhân vật chính diện và phản diện
    • Thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật của Nguyễn Du trong tác phẩm.

Back to top

  • 31 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1