Soạn văn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

30 lượt xem

Một bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh nên có bố cục đủ ba phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. Để làm rõ những điều này, KhoaHoc sẽ tóm tắt nội dung trong bài viết sau đây. Hi vọng, bài viết có thể giúp các bạn thực hiện tốt các bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

  • Đọc văn bản "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" trả lời các câu hỏi sau:
    • Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
    • Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?
    • Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
    • Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào? Theo em, bài này có thiếu xót gì về bố cục?
    • Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
  • Trả lời:
    • Hiểu biết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
    • Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có những hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí,…
    • Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách, tra cứu, hỏi han, …
    • Bài viết được sắp xếp theo thứ tự: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu đền Ngọc Sơn, nói chung về khu vực Bờ Hồ. Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.

    • Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

Hãy viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 35 sgk ngữ văn 8 tập 2

Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội