Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
6 lượt xem
Câu 2: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
Bài làm:
Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết:
- Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
- Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.
Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế, tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.
- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.
- Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
- Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.
==> Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Phò giá về kinh
- Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
- Nội dung chính bài: Từ láy
- Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
- Kể cho bố mẹ nghe một ít chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em đã gặp ở trường.
- Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi
- Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp
- Soạn văn bài: Phò giá về kinh
- “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai hài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
- Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?
- Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao
- Viết một đoạn văn về tình bạn có sử dụng quan hệ từ và đại từ. Chỉ rõ các từ đó