Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây
Câu 1: Trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1
Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương,Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người?
(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)
Bài làm:
Qua hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và bài thơ trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên ta có thể thấy tình cảm của tác giả dành cho quê hương vô cùng lớn. Cả hai giống nhau ở chỗ đi từ khi trẻ và trở về khi tuổi đã cao (Hạ Tri Chương - khi đi trẻ lúc về già; còn Chế Lan Viên - trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi), và cả hai con người ấy bỗng trở thành người xa lạ chính nơi mình đã sinh ra Hạ Tri Chương đón nhận câu hỏi " Khách ở nơi nào lại chơi?" vì không ai nhận ra Hạ Tri Chương là người cùng quê cả. Còn với Chế Lan Viên thì hỏi mình " chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người" vì chiến tranh quê đã khác, cảnh cũ người xưa đâu còn.
Cảnh vật không đổi thay nhưng con người đã thay đổi. Ở cả hai bài này tác giả đều diễn tả điều đó, cả hai bài là nỗi niềm của tác giả, trong bài thứ nhất cũng là bài nói về hình ảnh người trẻ và người già đã gắn bó với nơi đây nhưng những sự ra đi đó đã làm cho tác giả trở lại và không có ai thân thiết.Thiên nhiên ở quê hương vẫn như vậy, những người bạn ở gần nhà nay cũng không còn ai, họ cũng đi kiếm một cuộc sống khác ở nơi khác, nơi đây chỉ còn lại là những người mà nay tác giả không quen biết nữa, tác giả nhớ mong.Nhớ mong về một quãng thời gian đã trôi qua, hình ảnh đó gắn liền với tâm trạng của tác giả. Sự yêu mến đối với quê hương của tác giả không hề thay đổi, về thăm lại quê hương mà làm cho tác giả nhớ lại những quãng thời gian đẹp của mình, và những gì đã mãi ra đi. Không còn được chi tiết và cụ thể như xưa nhưng hình ảnh của nhân vật trữ tình đã bộc lộ rõ trong tác phẩm này.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 11 bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 205
- Nội dung chính bài Thương vợ
- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?
- Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh bụt. Anh/chị hiểu câu này như thế nào?
- Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
- Soạn văn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chạy giặc
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Nội dung chính bài: Bản tin
- Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền
- Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vĩnh biệt cửu trùng đài