Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)Chuyên đề di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào gồm 2 phần. Phần 2 sau đây cung cấp kiến thức và các dạng bài tập cơ bản về Đột biến nhiễm sắc thể.
Đột biến cấu trúc và số lượng NST
I. Lý thuyết
1. Đột biến cấu trúc NST
- Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, liên quan đến trật tự các gen.
- Nguyên nhân: các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học.
- Có 4 dạng đột biến chính: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.
2. Đột biến số lượng NST
a, Đột biến lệch bội (dị bội)
- Khái niệm: là đột biến làm thay đổi số lượng của 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng.
- Một số dạng thường gặp: thể một (2n -1), thể ba (2n + 1), thể không hay thể khuyết nhiễm (2n – 2), thể một kép (2n -1 – 1).
b, Đột biến đa bội
- Khái niệm: là dạng đột biến làm thay đổi số lượng cả bộ NST (>2n).
- Phân loại:
+ Tự đa bội (đa bội cùng nguồn): Đa bội chẵn (4n, 6n, 8n,…), đa bội lẻ (3n, 5n, 7n,…)
+ Dị đa bội: Đa bội khác nguồn (lai 2 sinh vật khác loài).
II. Bài tập
Bài 1: Trình bày khái niệm, hệ quả, hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc NST.
Bài 2: Trình bày cơ chế hình thành, hậu quả và ý nghĩa của đột biến số lượng dị bội NST.
Bài 3: Nêu cơ chế hình thành và ý nghĩa của đột biến số lượng đa bội NST.
Bài 4: Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ?
Bài 5: Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn , một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn , ở NST số 4 bị lặp đoạn . Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ?
Bài 6: Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3 , cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng . Số giao tử mang bộ NST đột biến là
Bài 7: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?
Bìa 8: Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định:
- Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
- Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
- Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?
Bài 9: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn là A > a > a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Khi cho thể tứ bội có kiểu gen AAaa1 tự thụ phấn thu được F1. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết ở đời con trong số những cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
A.1/27
B.1/31
C.1/36
D. 1/35
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Lời giải bài 1,2,3 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia
- Lời giải bài 7,8 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 1 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Lời giả bài 5,6 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Lời giải câu hỏi 3 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Toán ôn thi THPT quốc gia
- Lời giải câu hỏi 2 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia
- Phương pháp giải bài tập về phả hệ Di truyền học người
- Những thay đổi trong đề thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 cần chú ý
- Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi THPT quốc gia về Di truyền học quần thể
- Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 1)Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 1)
- Lời giải bài 9,10,11 chuyên đề Các dạng bài tập thường gặp về Di truyền học quần thể
- Lời giải bài 2,3 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)