Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 1)Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 1)
Di truyền học quần thể luôn là nội dung quan trọng có trong đề thi THPT quốc gia. Chuyên đề gồm 2 phần, phần 1 cung cấp một số khái niệm cơ bản về di truyền học quần thể.
1. Khái niệm
- Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản các thế hệ sau.
Ví dụ : Quần thể cá chép sống ở trong ao
- Vốn gen: Là tập hợp toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở một thời điểm xác định.
- Tần số kiểu hình: Là tỉ lệ mỗi kiểu hình thuộc một tính trạng nào đó trong một quần thể ở một thời điểm xác định.
Ví dụ : ở một quần thể bò có 64% bò lông đỏ và 36% bò lông khoang.
- Tần số kiểu gen: Là tỉ lệ mỗi kiểu gen thuộc một gen nào đó trong một quần thể ở một thời điểm xác định.
Ví dụ: Một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen là: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2aa.
- Tần số alen: Tần số tương đối của mỗi alen thuộc một gen nào đó có thể được tính bằng tỉ lệ giữa số alen được xét đến trên tổng số alen thuộc một lôcut trong quần thể hay bằng tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.
Số lượng alen A trong quần thể
f(A) = ────────────────────
Tổng số alen của gen trong quần thể
Số lượng alen a trong quần thể
f(a) = ────────────────────
Tổng số alen của gen trong quần thể
Ví dụ 1: Một quần thể người được nghiên cứu ở hệ nhóm máu MN có :
298 MM : 489 MN : 213 NN
Hãy xác định tần số tương đối cảu các kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể?
Giải:Tổng số cá thể của quần thể = 298 + 489 + 213 = 1000
=> Tần số tương đối của các kiểu gen là :
MM = 298/1000 = 0,298
MN = 489/1000 = 0,489
NN = 213/1000 = 0,213
=> Tỉ lệ thành phần các kiểu gen : 0,298 MM : 0,489 MN : 0,213 NN.
=> Tần số tương đối các alen :
Alen M = 0,298 + 0,489/2 = 0,5425
Alen N = 0,213 + 0,489/2 = 0,4575
2. Bài tập áp dụng
Bài 1: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen như sau:
0,3 AA + 0,2 Aa + 0,5 aa = 1
Tính tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó
Bài 2: Một quần thể có 150 cá thể có kiểu gen AA, 450 cá thể có kiểu gen Aa, 400 cá thể có kiểu gen aa.Tính tần số alen A, a trong quần thể?
Bài 3: Một quần thể, thế hệ xuất phát P có cấu trúc di truyền như sau:
0,60AA : 0,20Aa : 0,20aa
Tính tần số tương đối của mỗi alen ở thế hệ xuất phát P?
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Lời giải bài 5,6 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Phương pháp giải bài tập về phả hệ Di truyền học người
- Lời giải câu hỏi 3 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Toán ôn thi THPT quốc gia
- Lời giải bài 7,8 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 2,3,4 chuyên đề Các dạng bài tập thường gặp về Di truyền học quần thể
- Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 1)Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 1)
- Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 1)Chuyên đề di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 1)
- Lời giả bài 4 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 6,7,8 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 1)
- Lời giả bài 3,4 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi THPT quốc gia về Di truyền học quần thể
- Lời giả bài 5,6 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)