Lời giải bài 2 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
Bài làm:
Bài 2: Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
- Vì đột biến không thay chiều dài gen => Kết luận: Đột biến gen thuộc dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
Số nuclêôtit của gen A (NA) = 4080 x 2/3,4 = 2400.
=> A = T = 30% x 2400 = 720;
G = X = (2400 - 720x2)/2= 480.
=> A/G = 3/2 = 1,5.
- Gen đột biến có A/G =1,4948 < 1,5 => tỷ lệ A/G giảm => A giảm và G tăng
=> Đột biến thuộc dạng thay A-T bằng G-X.
- Gọi số cặp thay là x, => ta có (720 - x)/(480 - x) = 1,4948
=> x =1
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881.
Xem thêm bài viết khác
- Lời giải bài 1 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 1,2 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 1)
- Lời giải bài 7,8 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giả bài 4 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 2 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Lời giải bài 9 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 1,2,3 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia
- Phương pháp giải bài tập về phả hệ Di truyền học người
- Những thay đổi trong đề thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 cần chú ý
- Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)Chuyên đề di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Lời giải câu hỏi 2 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia
- Lời giải câu hỏi 1 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia