Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií
Nghĩa của từ
4. Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là:
- Nhất trí
- Đoàn kết
- Quyết tâm cao độ.
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Mười phân vẹn mười có nghĩa là:
- Tài giỏi
- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
- Đẩy đủ, toàn diện.
5. Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kià!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Bài làm:
4. Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
5. Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kià!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
a. Thua em khém chị: không được bằng chị em, bạn bè, thua kém mọi người (chỉ nói về phụ nữ).
b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
Mỗi người một vẻ: những nét bề ngoài nhìn trên phương diện tổng thể, thường được đánh giá là đẹp của con người mang những vẻ khác nhau, muôn màu muôn vẻ
c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Nghịc như quỷ: những người nghịch ngợm, hay bày trò.
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thạch Sanh
- Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả? Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc
- Những đặc điểm nào cho thấy Tiếng cười không muốn nghe là một văn bản nghị luận? Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười? Ý nghĩa nào được bàn luận trong văn bản này
- Văn bản này thuật lại sự kiện gì?
- Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn?
- Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện? Hãy tóm tắt chuyện Cây khế
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thánh Gióng
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Củng cố, mở rộng trang 71
- Bốn câu đầu bài thơ tập trung nói về điều gì? Bốn câu sau cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái đất như thế nào
- Soạn bài Khác biệt và gần gũi
- Mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu)
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 61