Những đặc điểm nào cho thấy Tiếng cười không muốn nghe là một văn bản nghị luận? Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười? Ý nghĩa nào được bàn luận trong văn bản này

  • 1 Đánh giá

Sau khi đọc

1. Những đặc điểm nào cho thấy Tiếng cười không muốn nghe là một văn bản nghị luận?

2. Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười? Ý nghĩa nào được bàn luận trong văn bản này?

Bài làm:

1. Những đặc điểm cho thấy Tiếng cười không muốn nghe là một văn bản nghị luận:

  • Văn bản này bàn về vấn đề trước những sai lầm, thiếu xót của người khác cần có thái độ góp ý chân thành, chứ không phải cất lên tiếng cười hả hê, chê bai, chế nhạo người khác. Phương thuốc chữa "căn bệnh" này chính là lòng nhân ái, sự cảm thông.
  • Để có sức thuyết phục, văn bản đã đưa ra các lý lẽ: nêu các tiếng cười đẹp, tiếng cười xấu, các cách ứng xử khác nhau khi bị chê bai, đưa ra ví dụ cụ thể của việc bị người khác chê bai và đi đến kết luận "căn bệnh" này có thể chữa được.
  • Để chứng minh các lý lẽ đó, tác giả đã đưa ra các bằng chứng, ví dụ cụ thể cho vấn đề cười nhạo người khác là xấu xa như thế nào.

2. Đoạn mở đầu nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau của tiếng cười:

  • Có tiếng cười trao gửimột niềm tin yêu
  • Có tiếng cười thay cho một lời cảm ơn, một tình cảm chân thành muốn nói
  • Có tiếng cười hài hước, dí dỏm khiến người ta quên cảmệt nhọc
  • Có tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu.

Nhưng tiếng cười được bàn luận trong bài viết này là tiếng cười "ta không bao giờ muốn nghe, không bao giờ chờ đợi. Những tiếng cười khiến ta phải phiền lòng, khó chịu và ước sao nó không hướng vào mình. Đó là sự cười nhạo, chê bai người khác.

  • 97 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 6 tập 2 kết nối tri thức