Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
359 lượt xem
Câu 3: Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Bài làm:
Vi phạm pháp luật và đạo đức có những điểm giống và khác nhau. Cụ thể là:
- Điểm giống nhau: đều là những hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng.
- Điểm khác nhau:
- Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã hội.
- Vi phạm đạo đức chỉ phải nhận sự chỉ trích của những người xung quanh và của xã hội.
Theo em, lấy trộm tiền của người khác vừa là vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Bởi vì:
- Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, còn mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.
- Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Do đó hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp?
- Nguyễn Văn N, 19 tuổi là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N nảy sinh ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp.
- Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của người giải quyết tố cáo?
- Thế nào là quản lí xã hội bằng pháp luật? Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước phải làm gì?
- Em hãy nêu ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?
- Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?
- Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:
- “Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”?
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội