Thực hiện một số việc để ứng phó sau sạt lở đất.

18 lượt xem

Nhiệm vụ 5: Tự bảo vệ khi sạt lở đất

1. Nhận diện dấu hiệu và tự bảo vệ trước nguy cơ sạt lở

Kể những dấu hiệu nguy cơ sạt lở mà em biết.

Thực hiện những việc làm sau để bảo vệ trước nguy cơ sạt lở.

2. Khi sảy ra sạt lở đất em hãy thực hiện những việc làm sau:

3. Thực hiện một số việc để ứng phó sau sạt lở đất.

  • Tránh xa khu vực sạt lở vì nền đất chưa ổn định.
  • Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa có người lớn kiểm tra.

Bài làm:

1. Dấu hiệu nguy cơ sạt lở

Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sạp… Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền. Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi. Vỡ mạch nước ngầm. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới. Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.

Chú ý sự thay đổi của dòng nước. Nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất.

Khi bắt đầu nghe thấy tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau tức là sạt lở đất sắp xảy ra và việc cần làm là nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có thể được hỗ trợ kịp thời.

Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội