Trắc nghiệm địa lí 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẻ của miền Nam Trung Bộ do nằm trên cao nguyên
- A. Plây cu
- B. Lâm Viên
- C. Đắk Lắk
- D. Kon Tum
Câu 2: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn thể lãnh thổ phía Nam nước ta chiếm bao nhiêu diện tích cả nước?
- A. 1/2
- B. 2/3
- C. 3/4
- D. Tất cả đều sai
Câu 3: Giới hạn của của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- A. Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.
- B. Từ dãy Bạch Mã trở ra bắc.
- C. Từ dãy Hoành Sơn trở vào nam.
- D. Từ dãy Hoành Sơn trở
Câu 4: Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- A. Tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ nét.
- B. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
- C. Một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.
- D. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc
Câu 5: Mùa mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ vào:
- A. Mùa hạ
- B. Mùa hạ-thu
- C. Mùa thu
- D. Mùa thu- đông
Câu 6: Mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài:
- A. 5 tháng
- B. 6 tháng
- C. 7 tháng
- D. 8 tháng
Câu 7: Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn:
- A. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.
- B. Địa hình chủ yếu là các đồi núi thấp với các cánh cung lớn.
- C. Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, nổi bật là các cao nguyên badan.
- D. Vùng núi thấp hai sườn không đối xứng.
Câu 8: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành do hệ sống nào bồi đắp:
- A. Hệ thống Sông Hồng và sông Mê Công.
- B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công.
- C. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Mê Công.
- D. Hệ thống sông Cả và hệ thống sông Mê Công.
Câu 9: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là:
- A. Than đá, crôm, thiếc, sắt, vàng …
- B. Thiếc, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…
- C. Than đá, chì, bôxit, đất hiếm, titan…
- D. Dầu khí, bôxit, than bùn, titan…
Câu 10: Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô:
- A. Kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt.
- B. Ngắn, gió Tín phong đông bắc khô nóng,
- C. Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12.
- D. Nóng, mưa nhiều
Câu 11: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài mấy tháng?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 12: Lượng mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 10) chiếm bao nhiêu % lượng mưa cả năm?
- A. 60%
- B. 70%
- C. 80%
- D. 90%
Câu 13: Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc?
- A. Thời tiết nấng nóng, ít mưa.
- B. Độ ẩm nhỏ.
- C. Khả năng bốc hơi lớn.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Bôxit phân bố chủ yếu ở:
- A. Duyên hải Nam Trung Bộ
- B. Tây Nguyên
- C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn hơn cả của vùng là:
- A. Dầu khí
- B. Bôxit
- C. Titan
- D. Than bùn
Câu 16 : Những khó khăn về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- A. Ngập lụt, bão lũ, địa hình chia cắt mạnh.
- B. Rét đậm, rét hại, sương muối, lũ ống lũ quét
- C. Bão lũ, sương muối, giá rét, sạt lơ bờ biển.
- D. Mùa khô sâu sắc và kéo dài, cháy rừng, xâm nhập mặn, sa mạc hóa vùng cực Nam Trung Bộ.
Câu 17: Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là:
- A. Vọng Phu
- B. Ngọc Linh
- C. Chư Yang Sin
- D. Ngọc Krinh
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P2)