Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)

11 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12 phần 9. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

  • A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • D. bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 2: Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

  • A. phục hồi.
  • B. bù đắp.
  • C. chia sẻ.
  • D. khôi phục.

Câu 3: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử:

  • A. Phổ thông.
  • B. Bình đẳng.
  • C. Công khai.
  • D. Trực tiếp.

Câu 4: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân?

  • A. Học thường xuyên
  • B. Học ở nhiều hình thức khác nhau.
  • C. Học không hạn chế.
  • D. Học khi có điều kiện.

Câu 5: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tác các phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền sáng tạo.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền tinh thần.
  • D. Quyền văn hóa.

Câu 6: Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?

  • A. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo.
  • B. Người bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
  • D. Người bị tước giấy phép hành nghề.

Câu 7: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

  • A. Viện kiểm sát nhân dân.
  • B. Tòa án nhân dân.
  • C. Cơ quan điều tra.
  • D. Ủy ban nhân dân.

Câu 8: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân vừa

  • A. trái lương tâm vừa bị dư luận lên án.
  • B. xúc phạm đến người khác vừa vi phạm pháp luật.
  • C. trái đạo đức vừa vi phạm quy phạm xã hội.
  • D. trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

Câu 9: Hai sinh viên M và N cùng thuê nhà trọ của ông L. Do chưa có tiền trả nên ông L yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng hai bạn không đồng ý. Ông L đã khóa cửa nhốt M và N một buổi sáng. Hành vi của ông L đã xâm phạm đến quyền

  • A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • B. bất khả xâm phạm thân thể.
  • C. được bảo hộ về sức khỏe.
  • D. được bảo hộ về tính mạng.

Câu 10: Nhà nước thực hiện phun thuốc chống các ổ dịch sốt xuất huyết là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc:

  • A. phát triển đất nước.
  • B. phát huy quyền của con người.
  • C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  • D. vệ sinh môi trường.

Câu 11: Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

  • A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.
  • B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.
  • C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
  • D. Pháp luật về cưỡng chế.

Câu 12: Sau một năm nghiên cứu, anh K là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền được phát triển.
  • B. Quyền cải tiến máy móc.
  • C. Quyền lao động sáng tạo.
  • D. Quyền sáng tạo.

Câu 13: Quy chế tuyển sinh đại học quy định học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
  • B. Quyền học tập không hạn chế.
  • C. Quyền học tập theo sở thích.
  • D. Quyền được phát triển.

Câu 14: Công dân có quyền đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp, khi ấy công dân sử dụng đến quyền nào dưới đây?

  • A. Khiếu nại
  • B. Tự do báo dân chủ
  • C. Tự do ngôn luận
  • D. Tố cáo

Câu 15: Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Do nghi ngờ.
  • B. Khẩn cấp.
  • C. Thái độ bất thường.
  • D. Có tiền án.

Câu 16: Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế là?

  • A. Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • B. Công ước về quyền dân sự và chính trị.
  • C. Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 17: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các nước ASEAN là điều ước?

  • A. Điều ước quốc tế song phương.
  • B. Điều ước quốc tế đa phương.
  • C. Điều ước quốc tế khu vực.
  • D. Điều ước quốc tế toàn cầu.

Câu 18: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng:

  • A. 1 con đường duy nhất.
  • B. 2 con đường.
  • C. 3 con đường.
  • D. 4 con đường.

Câu 19: Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là:

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 20: Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

  • A. Những người được giao nhiệm vụ.
  • B. Người có tri thức.
  • C. Những người có chức quyền.
  • D. Mọi công dân.

Câu 21: Nhà máy D sản xuất tinh bột Mì đã xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà máy đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Lao động.
  • B. Sản xuất kinh doanh.
  • C. Kinh doanh trái phép.
  • D. Công nghiệp.

Câu 22: Đang học dở thì K bỏ học đại học về quê xin mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. K chưa đủ điều kiện mở cửa hàng ăn uống.
  • B. K có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí.
  • C. K đủ điều kiện để mở cửa hàng.
  • D. K cần học xong đại học mới được kinh doanh.

Câu 23: Cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi nào?

  • A. Cả nước.
  • B. Cấp huyện.
  • C. Cơ sở.
  • D. Cấp tỉnh.

Câu 24: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  • A. Quyền ứng cử.
  • B. Quyền đóng góp ý kiến.
  • C. Quyền kiểm tra, giám sát.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 25: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là:

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 26: Bắt người khẩn cấp được tiến hành trong mấy trường hợp?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 5.

Câu 27: Việc nhờ người khác đi bầu cử thay là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Phổ thông.
  • B. Bình đẳng.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bỏ phiếu kín.

Câu 28: Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?

  • A. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
  • B. Chỉ công dân.
  • C. Cơ quan bảo vệ pháp luật.
  • D. Nhân dân.

Câu 29: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

  • A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
  • C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 30: Trên đường đi học về, H bị hai thanh niên trêu ghẹo. H phản đối thì bị họ đánh trọng thương. Trong trường hợp này hai thanh niên đã xâm phạm quyền

  • A. dân chủ cơ bản của công dân.
  • B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 31: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung thuộc:

  • A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  • B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  • C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  • D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 32: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện:

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp.
  • C. Hình thức dân chủ tập trung.
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 33: Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước ... là:

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 34: Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là:

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 35: Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

  • A. Làm đơn khiếu nại.
  • B. Im lặng vì nể nang.
  • C. Gửi đơn tố cáo.
  • D. Nhờ phóng viên viết bài.

Câu 36: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là:

  • A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
  • B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
  • C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
  • D. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trừ một số đối tượng được hưởng đặc quyền theo quy định.

Câu 37: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là điều ước?

  • A. Điều ước quốc tế song phương.
  • B. Điều ước quốc tế đa phương.
  • C. Điều ước quốc tế khu vực.
  • D. Điều ước quốc tế toàn cầu.

Câu 38: "Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình" là một nội dung thuộc:

  • A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
  • B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
  • C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
  • D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 39: Quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm được gọi là?

  • A. Quyền con người.
  • B. Quyền tự do cá nhân.
  • C. Quyền riêng tư.
  • D. Quyền tự do dân chủ.

Câu 40: Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền quản lý nhà nước và xã hội
  • B. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng.
  • C. Quyền công khai, minh bạch.
  • D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội