Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?

  • A. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
  • B. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
  • C. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.
  • D. Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí.

Câu 2: Trong quá trình sản xuất, Nhà máy sản xuất phân bón K đã xã chất thải chua qua xử lý nên đã gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Trong trường hợp này, Nhà máy sản xuất phân bón K đã vi phạm pháp luật gì trong sản xuất kinh doanh ?

  • A. Bảo vệ người tiêu dùng.
  • B. Bảo vệ không khí.
  • C. Bảo vệ môi trường.
  • D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Câu 3: Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến cho đất nước là nội dung của quyền nào sau đây?

  • A. Quyền học tập.
  • B. Quyền sáng tạo.
  • C. Quyền tham gia.
  • D. Quyền được phát triển.

Câu 4: Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của chủ tịch UBND xã A, huyện B, tỉnh C, em sẽ gửi đơn tố cáo đến nơi nào là đúng quy định của pháp luật?

  • A. Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh C
  • B. Gửi đơn đến Ủy ban nhân huyện B
  • C. Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã A
  • D. Gửi đơn đến Ban thanh tra Chính phủ.

Câu 5: Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

  • A. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.
  • B. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.
  • C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
  • D. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

Câu 6: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh

  • A. phải có vốn.
  • B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
  • C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.
  • D. phải có giấy phép kinh doanh.

Câu 7: Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

  • A. quyền học không hạn chế.
  • B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
  • C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • D. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây có thể sử dụng quyền khiếu nại?

  • A. Doanh nghiệp D trốn thuế.
  • B. Doanh nghiệp B thải nước thải gây mùi hôi thối ra ra môi trường.
  • C. Doanh nghiệp A xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  • D. Doanh nghiệp C vi phạm quyền lợi của người lao động.

Câu 9: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 10: Công dân có thể học hệ chính quy, hệ giáo dục thường xuyên, hệ tại chức, hệ từ xa, học ở các trường chuyên biệt là thể hiện

  • A. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • B. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • C. quyền học không hạn chế.
  • D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 11: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được phát triển.
  • B. Học thường xuyên, học suốt đời.
  • C. Quyền kết hợp lao động và học tập.
  • D. Quyền được sáng tạo trong lao động

Câu 12: Y là học sinh lớp 11 đã chế tạo được máy diệt muỗi thân thiện với môi trường trong kỳ thi tìm hiểu khoa học cấp Tỉnh và đạt giải I. Vậy Y đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền sáng tạo.
  • B. Quyền tự do.
  • C. Quyền học tập.
  • D. Quyền phát triển.

Câu 13: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, do gia đình có vốn nên X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, trong các lí do dưới dây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh là đúng pháp luật?

  • A. X chưa có chứng chỉ kinh doanh thuốc tân dược.
  • B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
  • C. X chưa đủ tuổi
  • D. X mới học xong trung học phổ thông.

Câu 14: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện của mình quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là

  • A. dân chủ trực tiếp.
  • B. dân chủ gián tiếp.
  • C. dân chủ xã hội.
  • D. Dân chủ cá nhân.

Câu 15: Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây?

  • A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
  • B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.
  • C. Bình đẳng trong lựa chọn loại hình kinh doanh.
  • D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

Câu 16: Gia đình ông T có một đứa con trai tên là X, em rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình đã tạo điều kiện cho X tham gia thi chương trình solo cùng Bolero của đài truyền hình tỉnh. Vậy em X đã được thực hiện quyền gì?

  • A. Quyền được học tập.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền tác giả.
  • D. Quyền được sáng tạo.

Câu 17: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng ký doanh nghiệp từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật ?

  • A. H chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.
  • B. H chưa nộp thuế.
  • C. H mới học xong Trung học phổ thông.
  • D. H chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

Câu 18: Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học tập và lao động.
  • B. Quyền học không hạn chế.
  • C. Quyền học thường xuyên.
  • D. Quyền tự do học tập.

Câu 19: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để

  • A. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
  • B. thực hiện cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
  • C. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
  • D. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.

Câu 20: Là học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia , H được vào học ở trường Đại học A . H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?

  • A. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.
  • B. Quyền được phát triển của công dân.
  • C. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
  • D. Quyền học không hạn chế.

Câu 21: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa là thể hiện quyền nào dưới dây của công dân?

  • A. Quyền học tập.
  • B. Quyền sáng tạo.
  • C. Quyền phát triển.
  • D. Quyền tham gia văn hoá.

Câu 22: Ở gần nhà trẻ X, chị Loan thấy cô giáo A thường xuyên đánh các cháu khi các cháu không chịu ăn.Chị Loan đã báo cho uỷ an nhân dân phường biết. Theo em chị Loan đã thực hiện quyền nào?

  • A. Quyền tự do ngôn luận
  • B. Quyền tố cáo
  • C. Quyền khiếu nại
  • D. Quyền kiến nghị

Câu 23: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là ?

  • A. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
  • B. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
  • C. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
  • D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.

Câu 24: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

  • A. Lãi suất ngân hàng.
  • B. Thuế.
  • C. Tín dụng.
  • D. Tỉ giá ngoại tệ.

Câu 25: Trường hợp nào dưới đây không được đăng ký kinh doanh?

  • A. Người chưa thành niên.
  • B. Tổ chức.
  • C. Người thành niên.
  • D. Cán bộ công chức về hưu.

Câu 26: Nước thải của nhà máy Y đã được xử lí đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, công ty Y đã

  • A. Chú trọng môi trường làm việc của công nhân.
  • B. Bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh.
  • C. Thể hiện trách nhiệm của công ty đối với môi trường.
  • D. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

Câu 27: Để thực hiện xóa đói giảm nghèo Nhà nước sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. vận động gia đình giàu giúp đỡ gia đình nghèo.
  • B. Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất.
  • C. Cho người nghèo mua hàng với giá ưu đãi.
  • D. Tặng quà cho người nghèo dịp tết.

Câu 28: Để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường phải gắn kết với

  • A. phát triển kinh tế và ổn định chính trị
  • B. ổn định chính trị và văn hóa.
  • C. ổn định chính trị và bảo đảm tiến bộ xã hội.
  • D. phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội.

Câu 29: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

  • A. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
  • B. Chỉ những người lao động trí óc mới có quyền sáng tạo.
  • C. Chỉ nhà khoa học mới có quyền sáng tạo.
  • D. Chỉ những người đủ tuổi trưởng thành mới có quyền sáng tạo.

Câu 30: Công dân có quyền tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các bài hát là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền sáng tạo.
  • B. Quyền văn hoá.
  • C. Quyền được phát triển.
  • D. Quyền học tập.

Câu 31: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?

  • A. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
  • B. Tự tuyên truyền mình trên các phương tiện
  • C. Vận động người khác giới thiệu mình.
  • D. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

Câu 32: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan đại biểu của nhân dân?

  • A. Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • B. Hội đồng nhân dân tỉnh.
  • C. Chính phủ.
  • D. Mặt trận tổ quốc.

Câu 33: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Bỏ phiếu kín.
  • B. Phổ thông .
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bình đẳng.

Câu 34: Mặc dù có tên trong danh sách họp nhưng vì ông C thường có ý kiến trái chiều với ông D là chủ tịch xã nên ông D đã không mời ông C họp mà chỉ mời vợ ông là chị H. Thấy vợ mình được mời đi họp để đại diện cho hội phụ nữ đóng góp ý kiến nên ông C đã ngăn cấm và bằng mọi cách không cho vợ đi họp. Chị H sợ quá không đi họp theo giấy mời. Trong tình huống trên những ai vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân

  • A. Ông C và ông D
  • B. Vợ chồng ông C và ông D
  • C. Vợ chồng ông C
  • D. Ông D và bà H

Câu 35: Hai quầy thuốc tân dược của chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục được cấp phép kinh doanh, nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng P chỉ xử phạt chị D còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái cán bộ P giúp đỡ. Tức thì chị D đã thuê anh M tung tin đồn cửa hàng chị T kinh doanh thuốc không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

  • A. chị T, D, M
  • B. Chị T, M và cán bộ P.
  • C. Chị T, D, M, cán bộ P và M.
  • D. Chị T, D, Cán bộ P.

Câu 36: Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2017 em X bị khuyết tật tốt nghiệp với số điểm 20 và đã được trường Đại học B đặc cách tuyển vào trường . Việc làm này của trường Đại học B thể hiện:

  • A. Quyền sáng tạo của công dân
  • B. Quyền được bình đẳng về cơ hội học tập
  • C. Quyền được bồi dưỡng và phát triển tài năng
  • D. Quyền được phát triển của công dân

Câu 37: Anh Z đang viết phiếu bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thì chị N là người trong tổ bầu cử hướng dẫn anh Z nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh Z không thực hiện theo. Bà G đã quay lại clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho bà 20 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K đánh để buộc bà N phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

  • A. Chị N và anh K.
  • B. Chị N, anh K, bà G.
  • C. Chị N.
  • D. Bà G.

Câu 38: Với mô hình “Máy thu và xử lí bão trong lòng đất”, hai cô bé 10 tuổi Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh, lớp 5 ở Ninh Bình đã đạt giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” năm học 2015-2016 do Bộ GD & ĐT tổ chức với phần thưởng 20 triệu đồng. Với việc tham gia cuộc thi, hai bé Ngân và Minh đã thực hiện quyền gì ?

  • A. Quyền phát triển.
  • B. Quyền học tập.
  • C. Quyền sở hữu.
  • D. Quyền sáng tạo.

Câu 39: Phân chia trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở

  • A. tính chất, mức độ vi phạm.
  • B. điều kiện, hoàn cảnh vi phạm.
  • C. mức độ, điều kiện vi phạm.
  • D. tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

Câu 40: Dù đã 83 tuổi, cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng Nam vẫn đang theo học Cao học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) để nối lại con đường học tập dang dở trước kia của mình. Cụ Thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
  • B. Học không hạn chế.
  • C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  • D. Tự do lựa chọn hình thức học tập.
Xem đáp án
  • 144 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021