Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P5)

32 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực:

  • A. văn hóa
  • B. chính trị
  • C. tinh thần
  • D. xã hội

Câu 2: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia…………….trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước
  • B. giám sát các công việc của đất nước
  • C. bàn bạc tất cả công việc của đất nước
  • D. quản lí các công việc của đất nước

Câu 3: Hiến pháp quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua…………và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”

  • A. Đảng
  • B. Quốc hội
  • C. Nhà nước
  • D. Chính phủ

Câu 4: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức…………………….ở từng địa phương.

  • A. dân chủ gián tiếp
  • B. dân chủ trực tiếp
  • C. dân chủ nguyên tắc
  • D. dân chủ tập trung

Câu 5: Để xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế xã hội công dân có quyền

  • A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước
  • B. Thảo luận với các cơ quan nhà nước
  • C. Ý kiến với các cơ quan nhà nước
  • D. Gặp mặt với các cơ quan nhà nước

Câu 6: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ nào

  • A. Hình thức dân chủ gián tiếp
  • B. Hình thức dân chủ trực tiếp
  • C. Hình thức dân chủ tập trung
  • D. Hình thức dân chủ không tập trung

Câu 7: Quyền khiếu nại tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ:

  • A. Tập trung
  • B. Nguyên tắc
  • C. Gián tiếp
  • D. Trực tiếp

Câu 8: Theo quy định của pháp luật trường hợp nào thì công dân có quyền khiếu nại và tố cáo:

  • A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  • B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  • C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  • D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

Câu 9: “Quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình” là quyền nào sau đây

  • A. Tố cáo
  • B. Khiếu nại
  • C. Bầu cử
  • D. Ứng cử

Câu 10: “Quyền của ông A được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” là quyền nào sau đây

  • A. Tố cáo
  • B. Khiếu nại
  • C. Bầu cử
  • D. Ứng cử

Câu 11: Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền bầu cử:

  • A. từ 18 tuổi trở lên
  • B. đủ 18 tuổi trở lên
  • C. trên 18 tuổi trở lên
  • D. bằng 18 tuổi trở lên

Câu 12: Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền ứng cử:

  • A. từ 21 tuổi trở lên
  • B. đủ 21 tuổi trở lên
  • C. trên 21 tuổi trở lên
  • D. bằng 21 tuổi trở lên

Câu 13: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào:

  • A. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
  • B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
  • C. Dân biết, dân làm, dân kiểm tra.
  • D. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 14: Trong phạm vi nào nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân:

  • A. phạm vi cả nước
  • B. phạm vi cơ sở.
  • C. phạm vi địa phương.
  • D. phạm vi huyện xã.

Câu 15: Nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách nào:

  • A. tham gia quản lí, bàn bạc, kiểm tra giám sát các hoạt động của chính quyền địa phương liên quan đến đới sống nhân dân.
  • B. tham gia bàn bạc, giám sát các vấn đề về kinh tế của địa phương.
  • C. tham gia bầu cử hoặc ứng cử vào các cơ quan đại diện nhân dân ở địa phương.
  • D. tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản luật; thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật người nào có quyền khiếu nại:

  • A. cá nhân, công dân.
  • B. cá nhân.
  • C. cá nhân, tổ chức.
  • D. chỉ có công dân.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật người nào có quyền tố cáo:

  • A. cá nhân, công dân.
  • B. cá nhân.
  • C. cá nhân, tổ chức.u
  • D. chỉ có công dân.

Câu 18: Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân thể hiện mối quan hệ:

  • A. Giữa công dân với pháp luật.
  • B. Giữa nhân dân với pháp luật.
  • C. Giữa công dân với Nhà nước.
  • D. Giữa nhân dân với Nhà nước.

Câu 19: Theo em mục đích của khiếu nại là gì:

  • A. Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
  • B. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  • C. Nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và của công dân.
  • D. Xóa bỏ án tích cho người khiếu nại khi họ đề nghị xem xét quyết định hành chính.

Câu 20: Theo em mục đích của tố cáo là gì:

  • A. Nhằm khôi phục, phục hồi nhân phẩp cho công dân,
  • B. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  • C. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
  • D. Xóa bỏ án tích cho người khiếu nại khi họ đề nghị xem xét quyết định hành chính.

Câu 21: Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là những người có thẩm quyền giải quyết:

  • A. khiếu nại, tố cáo.
  • B. khiếu nại.
  • C. tố cáo.
  • D. tranh chấp hình sự.

Câu 22: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là những người có thẩm quyền giải quyết:

  • D. khiếu nại, tố cáo.
  • B. khiếu nại.
  • C. tố cáo.
  • D. tranh chấp hình sự.

Câu 23: Theo em học sinh THPT có quyền nào sau đây:

  • A. Thảo luận đóng góp ý kiến để xây dựng trường và lớp.
  • B. Tự do tham gia quản lí các vấn đề của địa phương.
  • C. Giải quyết khiếu nại tố cáo.
  • D. Tham gia ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

Câu 24: Hoa được hợp đồng 2 năm làm tạp vụ trong một trạm y tế gần nhà, nhưng bị buộc thôi việc khi chưa hết thờ gian trong hợp đồng mà không rõ lí do, theo em Hoa cần phải làm đơn gì?

  • A. Đơn khiếu nại
  • B. Đơn tố cáo
  • C. Đơn xin việc
  • D. Đơn thôi việc

Câu 25: Thực thi quyền dân chủ của công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Vậy theo em muốn làm một người chủ tốt trước tiên phải làm gì?

  • A. Có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.
  • B. Có ý thức về quyền bầu cử và ứng cử.
  • C. Có ý thức tôn trọng pháp luật.
  • D. Có ý thức xây dựng và bảo vệ quyền của mình.

Câu 26: Tình huống: Bạn Hùng và ba bạn khác đi chơi ở công viên, do Hùng cãi nhau với một bạn nam trong nhóm và dẫn đến đánh nhau, ngay lúc đó bị hai chú công an thị trấn bắt gặp và đưa về đồn công an thị trấn, giam giữ tới 14h sau đó mới được thả ra, nhưng không có quyết định bằng văn bản bắt giam nào. Khi biết chuyện đó, chú Hoàng trong xóm khuyên bố mẹ bạn Hùng nên làm đơn gửi lên trưởng công an Thị trấn, kiện hai chú công an vì đã bắt và giam giữ người sai quy định của luật pháp, nhưng bố Bạn Hùng bảo rằng mình không có quyền trái lệnh nhà nước nên không được kiện. Theo em Ý kiến của chú Hoàng và Bố Hùng ai đúng ai sai, Bố Hùng nên làm gì?

  • A. chú Hoàng đúng - bố Hùng Sai – nên làm đơn tố cáo.
  • B. chú Hoàng đúng - bố Hùng Sai – nên làm đơn khiếu nại.
  • C. chú Hoàng sai - bố Hùng đúng – không kiện.
  • D. chú Hoàng đúng - bố Hùng sai – im lặng và chờ cơ quan có thẩm quyền xử lí.

Câu 27: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả người lao động. Đã là người làm chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà.” theo em quyền làm chủ đó được thể hiện qua những quyền nào:

  • A. quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền được biểu quyết và thảo luận.
  • B. quyền bầu cử và ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội, khiếu nại và tố cáo.
  • C. quyền được bầu cử ứng cử và quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • D. quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.

Câu 28: Theo em trường hợp nào sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử:

  • A. Người tàn tật không tự bỏ phiếu nên nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng.
  • B. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu nhưng yêu cầu phải đảm bảo bí mật.
  • C. Đến ngày bầu cử, Ông A yêu cầu cả nhà đưa phiếu, để ông A xem qua trước và tự mình đem đến tổ bầu cử.
  • D. Người già ốm đau yêu cầu tổ bầu cử mang thùng phiếu đến nhà để bỏ phiếu.

Câu 29: Trong trường hợp tại địa phương X, có một sô cán bộ xã làm việc cửa quyền hách dịch, có hành vi tham ô tham nhũng, theo em người dân tại địa phương X nên làm gì?

  • A. báo cảnh sát.
  • B. im lặng để cho cơ quan nhà nước giải quyết.
  • C. viết đơn khiếu nại.
  • D. viết đơn tố cáo.

Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

  • A. Quyền khiếu nại.
  • B. Quyền tố cáo.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền nhân thân.

Câu 31: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, N đã báo ngay cho cơ quan công an. N đã thực hiện quyền nào của công dân?

  • A. Quyền khiếu nại.
  • B. Quyền tố cáo.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền nhân thân.

Câu 32: Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

  • A. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
  • B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Khi công an cần khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
  • D. Khi công an cần khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.

Câu 33: Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.
  • B. Quyền bí mật điện tín.
  • C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 34: Đối với những người nào dưới đây, thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất?

  • A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  • B. Người đang bị nghi là phạm tội.
  • C.Người đang gây rối trật tự công cộng.
  • D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 35: M đã lập Facebook giả mạo tên của T và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về T. Hành vi này của M xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
  • B. Quyền bí mật dời tư.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 36: "Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác." là một nội dung thuộc:

  • A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 37: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

  • A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
  • B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý
  • C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.
  • D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.

Câu 38: Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị D khi chị D không có nhà hay không? Vì sao?

  • A. Bà B có quyền vào bất cứ khi nào vì đây là nhà của bà.
  • B. Bà B có thể vào rồi sau đó nói với chị D.
  • C. Bà B có thể vào không cần nói với chị D vì bà chỉ xem không động vào tài sản của chị D.
  • D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.

Câu 39: H bị mấy học sinh lớp khác đánh hội đồng. M chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Hành vi của M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền bí mật đời tư.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn về danh dự của cá nhân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. Quyền được đảm bảo an toàn cuộc sống.

Câu 40: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
  • B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
  • C. Một người tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
  • D. Một người đang lấy trộm xe máy.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội