Trắc nghiệm hóa 11 chương 2: Nito- Photpho (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 2: Nito- Photpho (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ?
- A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.
- B. Nhiệt phân muối bạc nitrat.
- C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
- D. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm.
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa ?
- A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
- B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
- C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
- D. 2NH3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2
Câu 3: Nhận định đúng là
- A. Các muối amoni đều lưỡng tính.
- B. Các muối amoni đều thăng hoa.
- C. Urê cũng là muối amoni.
- D. Phản ứng nhiệt phân NH4NO3 là phản ứng tự oxi hóa, tự khử.
Câu 4: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
- A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Pb(NO3)2.
- B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.
- C. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3.
- D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.
Câu 5: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do :
- A. độ âm điện của photpho lớn hơn của nitơ.
- B. ái lực electron của photpho lớn hơn của nitơ.
- C. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.
- D. tính phi kim của nguyên tử photpho mạnh hơn của nitơ.
Câu 6: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
- A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
- B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
- C. CuS,Pt, SO2, Ag.
- D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 7: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và Cu2O. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 6,72 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y chứa a gam muối.
- A. 90
- B. 92
- C. 94
- D. 96
Câu 8: Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 67,3 gam muối khan (không có NH4NO3). Nung hỗn hợp muối khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
- A. 26, 1
- B. 25,1
- C. 24,1
- D. 23,1
Câu 9: Cho phương trình: H3PO4 ⇌ 3H
- A. cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
- B. cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.
- C. cân bằng trên không bị chuyển dịch.
- D. nồng độ PO4
tăng lên.
Câu 10: Số oxi hóa của P trong hợp chất là
- A. +1, +3, +5.
- B. -3, +1, +3, +5.
- C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.
- D. –3, +3, +5.
Câu 11: Để nhận biết ion NO3
- A. Tạo ra khí có màu nâu.
- B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
- C. Tạo ra kết tủa màu vàng.
- D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 12: Thành phần chính của quặng apatit là
- A. CaP2O7
- B. Ca(PO3)2
- C. 3Ca(PO4)2.CaFe2
- D. Ca3(PO4)2
Câu 13: Cho 4 dung dịch sau : Na3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4 và H3PO4 có cùng nồng độ mol, có các giá trị pH lần lượt là : pH1, pH2, pH3 và pH4. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với sự tăng dần ph ?
- A. pH1 < pH2 < pH3 < pH4
- B. pH4 < pH3 < pH2 < pH1
- C. pH3 < pH4 < pH1 < pH2
- D. pH2 < pH1 < pH4 < pH3
Câu 14: Cho các phát biểu sau :
- Độ dinh dưỡng của phân đạm,phân lân và phân kali tính theo phần trăm khối lượng tương ứng của N2O5 ; P2O5 và K2O3.
- Người ta không bón phân urê kèm với vôi.
- Phân lân chứa nhiều photpho nhât là supephootphat kép.
- Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm đất chua.
- Quặng photphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2.
Trong các phát biểu trên, số phất biểu đúng là
- A. 5.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 15: Axit nitric và axit photphoric có cùng phản ứng với nhóm các chất nào sau đây ?
- A. NaOH, K2CO3, CuCl2, NH3.
- B. NaOH, K2HPO4, Na2CO3, NH3.
- C. NaOH, Na2CO3,KCl, K2S.
- D. KOH, MgO, CuSO4, NH3.
Câu 16: Đun nóng hỗn hợp Ca và P đỏ. Hoà tan sản phẩm thu được vào dd HCl dư thu được 28lít khí ở đktc. Đốt cháy khí này thành P2O5. Lượng oxit thu được tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành 142g Na2HPO4. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
- A. 69,31%; 30,69%
- B. 35,57%; 64,43%
- C. 30%; 70%
- D. 40%; 60%
Câu 17: Hòa tan hết một lượng S và 0,01 mol Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, sau phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được chỉ có 1 chất tan và sản phẩm khử là khí NO2 duy nhất. Hấp thụ hết lượng NO2 này vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
- A. 18,4.
- B. 12,64.
- C. 13,92.
- D. 15,2.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 7,29 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 1,792 lít khí (đltc) hỗn hợp Y gồm 2 khí là N2O và N2. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
- A. 51,12
- B. 62,48
- C. 76,68
- D. 58,41
Câu 19: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y (gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3) thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y trong dung dịch HNO3 đặc thì thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) (đktc). Giá trị của V là:
- A. 224ml.
- B. 448 ml.
- C. 336
- D. 112 ml.
Câu 20: Cho 7,68 g Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
- A. 19,76g
- B. 20,16g
- C. 19,20g
- D. 22,56g
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo (P2)
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 3: Cacbon- silic (P3)
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 2: Nito- Photpho (P2)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 5: Hidrocacbon no (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 31: Luyện tập Anken và ankađien
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 15: Cacbon
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 40: Ancol
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ