Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (P2)

80 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

  • A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.
  • B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
  • C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào.
  • D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

Câu 2: Vào đầu thế kỉ XX tư tưởng bên ngoài nào đã tác động thúc đẩy sự phát triền của phong trào giải phóng dân tộc?

  • A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
  • B. Trào lưu Triết học Ánh sáng của Pháp.
  • C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.
  • D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

  • A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
  • B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
  • C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.
  • D. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.

Câu 4: Năm 1866, nghĩa quân của Pucômbô đã chiếm được vùng đất nào ở Campuchia?

  • A. Uđông
  • B. Paman
  • C. Campốt
  • D. Phnôm Pênh

Câu 5: Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pucômbô?

  • A. Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực
  • B. Trương Định, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương)
  • C. Trương Quyền, Võ Duy Dương ( Thiên hộ Dương)
  • D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân ( Thủ khoa Huân)

Câu 6: Năm 1893, sự kiện nào đã diễn ra lien quan đến vận mệnh của nước Lào?

  • A. Chính phủ Xiêm kí hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào
  • B. Các đoàn hám hiểm của Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào
  • C. Nghĩa quân của Phacađuốc giải phóng được tỉnh Xavannakhét
  • D. Nghĩa quân Phacađuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavannakhét

Câu 7: Ý nào phản ánh đúng về tình hình ở Lào vào năm 1937?

  • A. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở vùng biên giới Việt – Lào kết thúc
  • B. Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Commađam lãnh đạo kết thúc
  • C. Cuộc khởi nghĩa do Phacađuốc lãnh đạo kết thúc
  • D. Thực dân Pháp trao trả độc lập cho Lào.

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Mang tính tự phát
  • B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào
  • C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh
  • D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh

Câu 9: Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản chủ nghĩa là

  • A. Rama
  • B. Rama IV
  • C. Rama V
  • D. Chulalongcon

Câu 10: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ

  • A. Các nước phương Đông
  • B. Các nước phương Tây
  • C. Nhật Bản
  • D. Trung Quốc

Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược và tranh chấp thuộc địa?

  • A. Thuộc địa là nơi đầu tư, tiêu thụ hàng hoá chính quốc.
  • B. Nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt.
  • C. Thuộc địa có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.
  • D. Vì các nước đế quốc cần nguyên liệu đề phát triển kinh tế.

Câu 12: Mở đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy.
  • B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.
  • C. Khởi nghĩa của Pa-chay.
  • D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

Câu 13: Đầu thế ki XX, ở Đông Nam Á có những giai cấp mới nào ra đời?

  • A. Nông dân và công nhân.
  • B. Địa chủ và nông dân.
  • C. Công nhân và tư sản.
  • D. Tư sản và nông dân.

Câu 14: Vua Ra-ma V đã không thực hiện chính sách nào để đưa Xiêm phát triển?

  • A. Xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giảm nhẹ thuế ruộng.
  • B. Giải phóng nguồn lao động được tự do làm ăn sinh sống.
  • C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.
  • D. Tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa với các nước phương Tây.

Câu 15: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo
  • B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn
  • C. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo
  • D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp

Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc

  • A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
  • B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
  • C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp
  • D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển

Câu 17: Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho nước Xiêm?

  • A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp
  • B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị
  • C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn
  • D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn

Câu 18: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương anh em:

  • A. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.
  • B. Khởi nghĩa Pu-côm-bô.
  • C. Khởi nghĩa A-cha Xoa.
  • D. Khởi nghĩa Ong Kẹo.

Câu 19: Sau cuộc Cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là

  • A. quân chủ chuyền chế.
  • B. quân chủ lập hiến.
  • C. thành lập nền cộng hoà.
  • D. chế độ trung lập.

Câu 20: Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập?

  • A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V.
  • B. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV.
  • C. Do Xiêm đã bước sang thời ki tư bản chủ nghĩa.
  • D. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ.

Câu 21: Cuộc Cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì:

  • A. lật đỗ hoàn toàn chế độ phong kiến.
  • B. do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 22: Năm 1887, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á tại nước nào?

  • A. Lào
  • B. Việt Nam
  • C. Myanma
  • D. Xiêm (Thái Lan)

Câu 23: Từ thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương gì để phát riển đất nước?

  • A. Kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài
  • B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
  • C. Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp
  • D. Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế

Câu 24: Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlôven ở Lào trong những năm 1901 – 1937 do ai lãnh đạo?

  • A. Phacađuốc
  • B. Ong Kẹo và Commađam
  • C. Pucômbô
  • D. Thiên hộ Dương
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 4: Các nước Đông Nam Á Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Trang 17 – 26, SGK)


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội