Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

1 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Luyện viết đoạn văn tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đoạn văn là gì?

  • A. Là bộ phận của văn bản
  • B. Là một chi tiết trong truyện
  • C. Là một nhận xét, đánh giá văn bản
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Vị trí của câu chủ đề nêu ý khái quát thường?

  • A. Đầu đoạn văn
  • B. Cuối đoạn văn
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Ý nghĩa đoạn văn của phần mở bài là gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Diễn biến của các sự việc, chi tiết.
  • C. Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 4: Đoạn văn của phần kết bài có nhiệm vụ gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Diễn biến của các sự việc, chi tiết.
  • C. Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 5: Đoạn văn của phần thân bài có nhiệm vụ gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Diễn biến của các sự việc, chi tiết.
  • C. Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 6: Nội dung của mỗi đoạn văn khác nhau thể hiện điều gì?

  • A. Nội dung của mỗi đoạn văn tuy khác nhau (tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm,...) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản.
  • B. Chỉ liệt kê các chi tiết tiêu biểu trong một câu chuyện.
  • C. Theo quy định của cấu tứ thơ ca trung, cổ đại.

Câu 7: Để viết một đoạn văn tự sự cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó.
  • B. Cần chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai.

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

Câu 8: Xác định đoạn mở bài

  • A. Từ đầu đến "...đặc quyện lại thành từng cục máu lớn."
  • B. Từ đầu đến "...những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời."
  • C. Từ đầu đến "....cạnh con nước lớn."

Câu 9: Xác định đoạn kết bài

  • A. Từ "Tnú lại ra đi.." đến hết đoạn trích
  • B. Từ "Đạn đại bác không giết nổi chúng..." đến hết đoạn trích
  • C. Từ "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở..." đến hết đoạn trích

Câu 10: Sự giống nhau của đoạn mở bài và kết bài trong đoạn trích này là đều miêu tả cảnh rừng xà nu. Nó tạo thành một kết cấu vòng tròn - mở. Kết cấu này vừa đảm bảo sự chặt chẽ về bố cục, vừa có tác dụng làm nổi bật chủ đề của tác phẩm “rừng xà nu”, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 11: Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm gì?

  • A. Trước khi viết đoạn văn hay bài văn hoàn chỉnh, cần xây dựng dàn ý, dự kiến phần mở đầu – thân bài – kết luận để có một mạch văn thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn.
  • B. Hãy dựa vào kết cấu của một bài văn mẫu và viết theo để tránh bị sai xót.
  • C. Kể càng nhiều chi tiết càng tốt cho bài viết được nhiều thông tin.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

Vậy là người yêu của tôi đã cất bước đi lấy chồng. Quẩy gánh bước qua cánh đồng rộng, nàng vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa ngoái trông như hi vọng một điều gì đó trong vô vọng. Cánh đồng xanh mát, rộng mênh mông như chính nỗi lòng đau đớn vô hạn của chúng tôi.. Dường như nàng cũng thấu hiểu nỗi lòng của tôi lúc này. Chân nàng bước mà lòng không muốn rời, đau xót, nhớ thương vô cùng. Tới rừng ớt, nàng ngắt lá ớt lấy cớ ngồi chờ; tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi; tới rừng lá ngón lại ngóng trông... Nàng như muốn níu kéo chút thời gian cuối cùng trước khi chúng tôi phải xa cách, nàng cất bước về nhà chồng.. Tâm trạng rối bời , bao nỗi vương vấn, lưu luyến đang dằn vặt trong tâm hồn bé nhỏ của người con gái tôi yêu.

Câu 13: Đây có được coi là một đoạn văn tự sự hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 14: Đoạn văn tự sự này phù hợp với nội dung của tác phẩm nào?

  • A. Tiễn dặn người yêu
  • B. Chị Dậu
  • C. Lão Hạc
  • D. Cảm xúc mùa thu

Câu 15: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

  • A. Đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái
  • B. Đoạn văn tả cảnh chia tay của cô gái với người mình thương
  • C. Đoạn văn miêu tả khung cảnh trước cuộc gặp gỡ của cô gái với người mình thương
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội