Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Quan hệ từ "mà" trong câu thơ "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
- A. Đối lập.
- B. Điều kiện.
- C. Sở hữu.
- D. So sánh.
Câu 2: Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ gồm từ láy?
- A. Bát ngát, đòng đòng, non nước.
- B. Mênh mông, bát ngát, phất phơ.
- C. Phất phơ, xanh xanh, sâu sát.
- D. Non nước, phất phơ, quanh quanh.
Câu 3: Chữ “cổ” nào không đồng nghĩa với chữ “cổ” trong những từ còn lại?
- A. Cổ tích
- B. Cổ tay
- C. Cổ thụ
- D. Cổ kính
Câu 4: Các từ: ấy, kia, đó, đấy, đây, này, bây, bấy,… là đại từ loại nào?
- A. Đại từ để hỏi
- B. Đại từ chỉ định
- C. Đại từ chỉ thời gian
- D. Đại từ chỉ số lượng
Câu 5: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?
- A. hữu ngạn. (3)
- B. hữu hạn. (2)
- C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
- D. hiền hữu. (1)
Câu 6: Các từ ngữ: "Vội vàng, không cẩn thận, không quan sát kĩ càng" trong câu “đi đâu mà vội mà vàng, không cẩn thận, không quan sát kĩ càng để xô cả vào người khác” có thể thay thế bởi cụm nào dưới đây?
- A. Chân ướt chân ráo
- B. Mắt nhắm mắt mở
- C. Bước thấp bước cao
- D. Có đi có lại
Câu 7: Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ?
- A. vừa trắng lại vừa tròn.
- B. tay kẻ nặn.
- C. giữ tấm lòng son.
- D. bảy nổi ba chìm.
Câu 8: Dân ta…nói là làm, …đi là đến,…bàn là thông ….quyết là quyết một lòng …phát là động,…vùng là lên.
- A. Nếu
- B. Dù
- C. Phải
- D. Đã
Câu 9: Nghĩa của từ ghép chính phụ so với nghĩa của từng thành tố tạo nên nó ?
- A. Nghĩa của từ ghép chính phụ bằng tiếng chính
- B. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn tiếng chính
- C. Nghĩa của từ ghép chính phụ rộng hơn tiếng chính
- D. Không xác định được
Câu 10: Câu ca dao nào dưới đây có chứa đại từ chỉ số lượng?
- A. "Ai đi đâu đấy hỡi ai".
- B. "Cô kia cắt cỏ bên sông"
- C. "Ai làm cho bể kia đầy".
- D. "Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quá trình tạo lập văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ đồng nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sau phút chia li
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)