Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các phương châm hội thoại
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Các phương châm hội thoại. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Câu nói "Ngựa là loài thú bốn chân" thừa từ hoặc cụm từ nào?
- A. Loài thú
- B. Bốn chân
- C. Loài thú bốn chân
- D. Ngựa
Câu 2: “ Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” là khái niệm
- A. Phương châm về lượng.
- B. Phương châm về chất.
- C. Phương châm quan hệ
- D. Phương châm cách thức
Câu 3: Câu văn sau vi phạm phương châm nào ? “ Ba chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh”
- A. Phương châm về lượng.
- B. Phương châm về chất.
- C Phương châm cách thức
- C. Không vi phạm hai phương châm trên.
Câu 4: Thành ngữ “ Ăn đơm nói đặt” nghĩa là :
- A. Nói không có bằng chứng.
- B. Vu khống, bịa đặt.
- C. Nói ba hoa, khoác lác.
- D. Đặt điều, lắm lời.
Câu 5: Phương châm về lượng là gì?
- A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
- B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
- C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
- D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng
Câu 6: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
- A. Phương châm cách thức
- B. Phương châm quan hệ
- C. Phương châm về lượng
- D. Phương châm về chất
Câu 7: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò”có nghĩa là gì
- A. Nói đúng sự thật
- B. Nói vu khống, bịa đặt về người khác
- C.Nói không có căn cứ, không chính xác
- D. Nói ngoa, nói dối về người khác
Câu 8: Câu nói “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?
- A. Phương châm lịch sự
- B. Phương châm quan hệ
- C. Phương châm cách thức
- D. Phương châm về lượng
Câu 9: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Truyện cười trên vi phạm phương châm nào?
- A. Phương châm về chất
- B. Phương châm về lượng
- C. Phương châm quan hệ
- D. Phương châm cách thức
Câu 10: Câu nói "Bố mẹ mình đều là giáo viện dạy học" vi phạm phương châm nào?
- A. Phương châm về lượng.
- B. Phương châm về chất.
- C. Phương châm quan hệ
- D. Phương châm cách thức
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Sự phát triển của từ vựng
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Những ngôi sao xa xôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài ôn tập phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mùa xuân nho nhỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Cố hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Biên bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Kiểm tra về truyện trung đại
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Ôn tập về truyện
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Cảnh ngày xuân