Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài ôn tập phần tiếng Việt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài ôn tập phần Tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khởi ngữ là gì?
- A. là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- B. là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- C. từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
Câu 2: Thế nào là nghĩa tường minh?
- A. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
- B. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
- C. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- D. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái độ của người nói trong câu.
Câu 3: Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu?
- A. Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
- B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
- D. Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.
Câu 4: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây
- A. Người nói (người viết) hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
- B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
- C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý.
- D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp. - Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.
Câu 5: Hàm ý trong đoạn trích sau
Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc đẹp lắm.
- A. Hàm ý ở câu “Tớ thấy họ ăn mặc đẹp lắm”
- B. Hàm ý ở câu “Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
- C. Hai đáp án A, B đều đúng
- D. Không có hàm ý
Câu 6: Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng phép liên tưởng nào?
Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bên bờ khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết miền đất mơ ước.
- A. Phép nối
- B. Phép thế
- C. Phép lặp từ ngữ
- D. Phép đồng nghĩa và trái nghĩa
Câu 7: Đọc đoạn trích sau và cho biết, đoạn trích sử dụng phép liên kết nào?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì sắc xé không khí thành từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
- A. Phép lặp
- B. Phép thế
- C. Phép liên tưởng, đồng nghĩa
- D. Phép tương phản
Câu 8: Cụm từ in đậm trong câu “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”
- A. Thành phần phụ chú
- B. Thành phần tình thái
- C. Thành phần cảm thán
- D. Thành phần gọi –đáp
Câu 9: Trong câu “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!” cụm in đậm thuộc thành phần gì của câu?
- A. Phụ chú
- B. Cảm thán
- C. Gọi đáp
- D. Tình thái
Câu 10: Cụm từ “ngoài cửa sổ bấy giờ” thuộc thành phần gì trong câu văn trên?
- A. Khởi ngữ
- B. Trạng ngữ chỉ thời gian
- C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- D. Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn
Câu 11: Dòng nào sau đây ghi đầy đủ các cụm danh từ có trong câu văn trên
- A. Những bông hoa bằng lăng, ngoài cửa sổ, đã thưa thớt
- B. Cái giống hoa, mới nở, đã nhợt nhạt
- C. Đã thưa thớt, đã nhợt nhạt, mới nở
- D. Ngoài cửa sổ, những bông hoa bằng lăng, cái giống hoa
Câu 12: Thành phần gạch chân trong câu văn “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì?
- A. Thành phần tình thái
- B. Thành phần cảm thán
- C. Thành phần gọi- đáp
- D. Thành phần phụ chú
Câu 13: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau
Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?
- A. Tại em không biết làm
- B. Tại bài tập này khó
- C. Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất
- D. Em chưa nghĩ ra cách làm
Câu 14: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu đó có hàm ý
- A. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
- B. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
- C. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
- D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Câu 15: Câu nào không chứa hàm ý?
- A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- B. Chị ngã em nâng
- C. Lá lành đùm lá rách
- D. Bầu ơi thương lấy bí cùn