Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi đã sử dụng lời rào đón, phát ngôn của người nói có bị coui là vi phạm phương châm hội thoại không?
- A. Có
- B. Không
Câu 2: Nguyên nhân nào không phải trong các trường hợp người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại
- A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- C. Người nói hiểu rõ được hoàn cảnh giao tiếp
- D. Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Câu 3: Chúng ta phải làm gì khi lựa chọn tình huống giao tiếp ?
- A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
- B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- C. Chọn nội dung, lời nói thích hợp.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4: Điểm khác nhau giữa các phương châm hội thoại và quy tắc ngữ pháp là:
- A. Các phương châm hội thoại có tính bắt buộc
- B. Các phương châm hội thoại có số lượng nhiều hơn
- C. Các phương châm hội thoại không có tính bắt buộc
Câu 5: Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
- A. Nói khi nào?
- B. Nói ở đâu?
- C. Có nên nói quá không?
- D. Nói với ai?
Câu 6: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ từ những nguyên nhân nào?
- A. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- B. Người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó
- C. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp
- D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 7: Trong giao tiếp, phương châm hội thoại nào dễ bị vi phạm?
- A Phương châm cách thức
- B. Phương châm về chất
- C. Phương châm lịch sự
- D. Tất cả các phương châm
Câu 8: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì?
- A. Hiểu rõ nội dung mình định nói
- B. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
- C. Biết im lặng khi cần thiết
- D. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Câu 9: Đọc truyện cười sau
Học sinh thời @
Thấy cậu con trai đang học bài "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" bố bèn hỏi
- Con trai, con có biết bánh chưng có từ bao giờ không?
- Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo hàng thì có tại hàng quà lúc 5h ạ!
Nhận xét nhân vật đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- A. Vi phạm phương châm cách thức
- B. Vi phạm phương châm lịch sự
- C. Vi phạm phương châm về lượng
- D. Vi phạm phương châm quan hệ
Câu 10: Với người nghe, lời rào đón là gì?
- A. Là tín hiệu cho người nghe biết người nói chỉ vô tình vi phạm một phương châm hội thoại nào đó
- B. Là tín hiệu giúp người nghe điều chỉnh sự hồi đáp của mình, hướng cuộc hội thoại theo hướng thích hợp
- C. Là tín hiệu cho người nghe biết người nói đã cố ý vi phạm một phương châm hội thoại nào đó
- D. Là lời nói mơ hồ, không rõ nghĩa, gây khó hiểu
Câu 11: Một người khi nói ra một câu thì ...
- A. chỉ cần tuân thủ các quy tắc ngữ pháp mà không cần tuân thủ các phương châm hội thoại
- B. Luôn luôn phải tuân thủ các phương châm hội thoại trong bất cứ tình huống giao tiếp nào
- C. Có thể tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp này nhưng lại không tuân thủ phương châm hội thoại trong một tình huống giao tiếp khác
- D. Không cầ tuân thủ theo các phương châm hội thoại
Câu 12: Lời rào đón là những từ ngữ được dùng khi nào?
- A. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm cách thức và quan hệ
- B. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm một số phương châm hội thoại
- C. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm lịch sự
- D. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm về chất và lượng
Câu 13: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, người nói cần làm gì?
- A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
- B. Hiểu được nội dung mình định nói gì
- C. Biết im lặng khi cần thiết
- D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
=> Kiến thức Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)