Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đối thoại trong văn tự sự là

  • A. Là lời nhân vật tự nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng
  • B. Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)
  • C. Hai ý trên đều sai
  • D. Hai ý trên đều đúng

Câu 2: Câu in đậm dưới đây được xếp vào loại ngôn ngữ gì?

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào ...

  • A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
  • B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
  • C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
  • D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chúa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.

Đoạn văn trên sử dụng ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật
  • B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả
  • C. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả
  • D. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Câu 4: Đoạn văn sau có mấy lượt lời và lượt đáp

Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

- Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

- Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

(Kim Lân, Làng)

  • A. 3 lượt lời và 2 lượt đáp
  • B. 2 lượt lời và 3 lượt đáp
  • C. 3 lượt lời và 3 lượt đáp
  • D. 2 lượt lời và 2 lượt đáp

Câu 5: Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là gì?

  • A. Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người đọc
  • B. Làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, lôi cuốn
  • C. Diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 6: Trong các đoạn sau , đoạn nào không sử dụng yếu tố độc thoại nội tâm

  • A. Chợt ông lão lặng hẳn đi , chân tay như nhủn ra , tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ?
  • B. Ông Hai trả tiền nước , đứng dậy , chèm chẹp miệng , cười nhạt một tiếng , vươn vai nói to : – Hà , nắng gớm , về nào…
  • C. Nhìn lũ con , tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?
  • D. Ông lão bỗng ngừng lại , ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm . Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thể được .
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự


  • 143 lượt xem