Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các thành phần chính của câu gồm những thành phần nào?

  • A. Vị ngữ
  • B. Chủ ngữ
  • C. Cả chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Trạng ngữ

Câu 2: Dấu hiệu nhận biết chủ ngữ là gì?

  • A. Nêu lên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được thể hiện ở vị ngữ; trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Con gì?”, “Cái gì?”
  • B. Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?
  • C. Do người viết tự quy định
  • D. Không có dấu hiệu nhận biết khách quan

Câu 3: Có bao nhiêu thành phần biệt lập của câu?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 4: Câu “Sao không đi đi còn đứng mãi thế? được dùng với mục đích nói gì?

  • A. Tường thuật
  • B. Nghi vấn
  • C. Cầu khiến
  • D. Cảm thán

Câu 5: Chuyển câu chủ động sau sang câu bị động: "Nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa năm 1970."

  • A. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970.
  • B. Nhà văn Nguyễn Thành Long cũng viết tác phẩm Lặng lẽ Sapa năm 1970.
  • C. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970 của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Câu 6: Quan hệ giữa các vế câu ghép sau là gì?

Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.

  • A. Quan hệ nguyên nhân
  • B. Quan hệ điều kiện
  • C. Quan hệ tương phản
  • D. Quan hệ nhượng bộ

Câu 7: Câu nào có vị ngữ là tính từ?

  • A. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
  • B. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.
  • C. Xi mông lặng im một giây để ghi nhớ cái tên ấy trong óc.
  • D. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào má em.

Câu 8: Cho câu “Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang dắt mấy đứa nhỏ sang đường” là câu gì?

  • A. Câu đặc biệt
  • B. Câu đơn
  • C. Câu ghép
  • D. Câu cầu khiến

Câu 9: Câu “Ơi con chim chiền chiền/ Hót chi mà vang trời” sử dụng thành phần tình thái đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Câu “ Cõ lẽ trong thâm tâm, nó thầm tự nhủ sẽ cố gắng hơn vào kì thi sắp tới” sử dụng thành phần biệt lập nào?

  • A. Thành phần tình thái
  • B. Thành phần cảm thán
  • C. Thành phần phụ chú
  • D. Thành phần gọi đáp

Câu 11: Câu “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.” Chứa thành phần biệt lập nào?

  • A. Gọi đáp
  • B. Phụ chú
  • C. Tình thái
  • D. Cảm thán

Câu 12: Câu “Gió. Mưa. Não nùng.” Thuộc kiểu câu nào?

  • A. Câu đơn
  • B. Câu đặc biệt
  • C. Câu ghép
  • D. Câu phức

Câu 13: Câu “Sao mà mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì?

  • A. Nghi vấn
  • B. Cảm thán
  • C. Tường thuật
  • D. Cầu khiến

Câu 14: Câu “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” thuộc kiểu câu gì?

  • A. Câu đơn
  • B. Câu đặc biệt
  • C. Câu ghép
  • D. Câu phức

Câu 15: Dòng nào chưa phải là câu?

  • A. Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc
  • B. Trường tôi vừa được xây dựng khang trang
  • C. Chiếc quạt quay suốt ngày đêm
  • D. Con đường làng rợp mát bóng cây
Xem đáp án

=> Kiến thức Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp theo)


  • 22 lượt xem