Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P2)

36 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
  • B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
  • C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

Câu 2: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

  • A. Bệnh bướu cổ
  • B. Bệnh còi xương
  • C. Bệnh cận thị
  • D. Bệnh tự kỉ

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lipit?

  • A. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no
  • B. Màng tế bào không tan trong nước vì đuọc cấu tọa bởi phôtpholipit
  • C. Steroit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể người
  • D. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân tử đường

Câu 4: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?

  • A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O
  • B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ
  • C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn
  • D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

  • A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
  • B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
  • C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
  • D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 6: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

  • A. bệnh tiểu đường
  • B. bệnh bướu cổ
  • C. bệnh còi xương
  • D. bệnh gút

Câu 7: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

  • A. Protein
  • B. Lipit
  • C. Nước
  • D.Cacbonhidrat

Câu 8: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Chất nguyên sinh
  • B. Nhân tế bào
  • C. Trong các bào quan
  • D. Tế bào chất

Câu 9: Ở tế bào chết do

  • A. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được
  • B. Nước trong tế bào đóng băng, phá hủy cấu trúc tế bào
  • C. Liên kết hidro giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kế hợp với phân tử các chất khác
  • D. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào không được thực hiện

Câu 10: Trong các ống nghiệm sau, ống nào sẽ có màu xanh đặc trưng với iot?

  • A. Ống đựng dung dịch nghiền của củ sắn
  • B. Ống đựng hồ tinh bột đang đung sôi
  • C. Ống đựng lòng trắng trứng gà
  • D. Ống đựng dầu thực vật

Câu 11: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?

  • A. Glucozo
  • B. Kitin
  • C. Saccarozo
  • D. Fructozo

Câu 12: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây

  • A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
  • B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
  • C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
  • D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.

Câu 13: Cấu trúc của timin khác với uraxin về

  • A. Loại đường và loại bazo nito
  • B. Loại đường và loại axit phôtphoric
  • C. Liên kết giữa axit phôtphoric với đường
  • D. Liên kết giữa đường với bazo nito

Câu 14: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?

  • A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học
  • B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
  • C. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra
  • D. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra

Câu 15: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?

  • A. Insulin có trong tuyến tụy
  • B. Kêratin có trong tóc
  • C. Côlagen có trong da
  • D. Hêmoglobin có trong hồng cầu

Câu 16: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

  • A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N
  • B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
  • C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
  • D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 17: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là

  • A. 3000
  • B. 3100
  • C. 3600
  • D. 3900

Câu 18: Một đoạn ADN có 5780 nucleotit, trong đó A chiếm 10%. Số nucleotit từng loại trong đoạn phân tử ADN này là

  • A. A = T = 578; G = X = 2312
  • B. A = T = 576; G = X = 1157
  • C. A = T = 580; G = X = 2310
  • D. A = T = 578; G = X = 2290

Câu 19: Cho các ý sau:

(1) Chỉ gồm một chuỗi pôlinucleotit

(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

(3) Có bốn loại đơn phân: A, U, G, X

(4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung

(5) Đều có liên kết phôtphodieste trong cấu trúc phân tử

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm cấu trúc chung của cả ba loại ARN?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 20: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là

  • A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN
  • B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN
  • C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN
  • D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội