Trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Cấu trúc của tế bào (P2)

12 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Cấu trúc của tế bào (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?

  • A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
  • B. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom
  • C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
  • D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn

Câu 2: Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở

  • A. người
  • B. lúa
  • C. trùng giày
  • D. nấm men

Câu 3: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan

  • A. lizoxom
  • B. riboxom
  • C. trung thể
  • D. lưới nội chất

Câu 4: Trong môi trường đẳng trương có lizozim. Tiến hành cho vi khuẩn Gram dương có hình dạng khác nhau vào trong môi trường này thì:

  • A. Tất cả các tế bào đều bị vỡ
  • B. Tất cả các tế bào đều giữ nguyên hình dạng ban đầu
  • C. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu
  • D. Một số tế bào có dạng hình cầu, một số tế bào bị vỡ

Câu 5: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:

  • A. Giúp vi khuẩn di chuyển
  • B. Tham gia vào quá trình nhân bào
  • C. Duy trì hình dạng của tế bào
  • D. Trao đổi chất với môi trường

Câu 6: Trong thành phần của nhân tế bào có:

  • A.axit nitric
  • B. axit phôtphoric
  • C.axit clohidric
  • D. axit sunfuric

Câu 7: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?v

  • A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
  • B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
  • C. bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
  • D. riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

Câu 8: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

  • A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Luôn ổn định

Câu 9: Lục lạp và ti thể là 2 loại bào quan có khả năng tự tổng hợp protein cho riêng mình. Vì lí do nào sau đây mà chúng có khả năng này?

  • A. Đều có màng kép và riboxom
  • B. Đều có ADN dạng vòng và riboxom
  • C. Đều tổng hợp được ATP
  • D. Đều có hệ enzim chuyển hóa năng lượng

Câu 10: Trong các yếu tố cấu tạo sau đây, yếu tố nào có chứa diệp lục và enzim quang hợp?

  • A. màng tròn của lục lạp
  • B. màng của tilacoit
  • C. màng ngoài của lục lạp
  • D. chất nền của lục lạp

Câu 11: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ

  • A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
  • B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
  • C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
  • D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động

Câu 12: Khi nói về cholesteron trong màng sinh chất, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Ở mọi tế bào, hàm lượng cholesteron là không đổi
  • B. Cholesteron quy định tính thấm chọn lọc của màng
  • C. Cholesteron được tổng hợp từ lưới nội chất hạt
  • D. Cholesteron làm giảm tính linh động của màng

Câu 13: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):

  1. Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
  2. Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
  3. Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
  4. Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (4)
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (2), (3), (4)

Câu 14: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan:

  • A. Cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào
  • B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Luôn ổn định, không phụ thuộc vào tế bào

Câu 15: Đọc các dữ liệu sau:

(1) Có màng kép trơn nhẵn

(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom

(3) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong

(4) Có ở tế bào thực vật

(5) Có ở tế bào động vật và thực vật

(6) Cung cấp năng lượng cho tế bào

Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 16: Khi tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân là vì:

  • A. màng tế bào đã bị phá vỡ
  • B. tế bào chất đã bị biến tính
  • C. nhân tế bào đã bị phá vỡ
  • D. Hiện tượng co nguyên sinh chỉ xảy ra ở tế bào thực vật

Câu 17: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì

  • A. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
  • B. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
  • C. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
  • D. Vi khuẩn chưa có màng nhân

Câu 18: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

  • A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
  • B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
  • C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
  • D. Các bào quan có màng bao bọc

Câu 19: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?

  • A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
  • B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
  • C. bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
  • D. riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

Câu 20: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm cho rau tươi trở lại. nguyên nhân là vì

  • A. Được tưới nước nên các tế bào rau đã sống trở lại
  • B. Nước thẩm thấy vào tế bào làm cho tế bào trương lên
  • C. Nước đã làm mát các tế bào rau nên các cọng rau đều xanh tươi trở lại
  • D. Có nước làm cho rau tiến hành quang hợp nên đã xạnh tươi trở lại
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội