Trắc nghiệm sinh học 10 chương 4: Phân bào (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 4: Phân bào (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
- B. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
- C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
- D. Trong chu kì tế bào, pha G1 thường có thời gian dài nhất
Câu 2: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?
- A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
- B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
- C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
- D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới
Câu 3: Khi nói về phân bào, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Có hai hình thức phân bào là trực phân và gián phân
- B. Vi khuẩn phân bào trực phân nên tế bào con có bộ NST khác tế bào mẹ
- C. Thứ tự các pha trong một chu kì tế bào là: G1 → S → G2 → M
- D. Phân bào trực phân chỉ có ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 4: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là
- A. 20
- B. 10
- C. 5
- D. 1
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
- A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
- B. Có sự phân chia của tế bào chất
- C. Có sự phân chia nhân
- D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép
Câu 6: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
- B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
- C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
- D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
Câu 7: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do:
- A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
- B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
- C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
- D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào
Câu 8: Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là:
- A. 24
- B. 48
- C. 96
- D. 12
Câu 9: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là
- A. Tương tự như quá trình nguyên phân
- B. Thể hiện bản chất giảm phân
- C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
- D. Có xảy ra tiếp hợp NST
Câu 10: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra:
- A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn
- B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép
- C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép
- D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn
Câu 11: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có
- A. n NST đơn, dãn xoắn
- B. n NST kép, dãn xoắn
- C. 2n NST đơn, co xoắn
- D. n NST đơn, co xoắn
Câu 12: Cho dữ liệu:
(1) đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường
(2) quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia
(3) chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính ×40
(4) nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản
Mục tiêu của bài thực hành là
- A. Quan sát được hình thái NST trong phân bào nguyên phân
- B. Nhận biết được các kì nguyên phân
- C. Vẽ được hình biểu diễn bộ NST trong từng kì của nguyên phân
- D. Tất cả các mục tiêu trên
Câu 13: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?
- A. Tế bào vi khuẩn
- B. Tế bào thực vật
- C. Tế bào động vật
- D. Tế bào nấm
Câu 14: Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Trong 1 tế bào như thế có:
- A. 78 NST đơn, 78 cromatit, 78 tâm động
- B. 78 NST kép, 156 cromatit, 78 tâm động
- C. 156 NST đơn, 156 cromatit, 156 tâm động
- D. 156 NST kép, 312 cromatit, 156 tâm động
Câu 15: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có
- A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
- B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
- C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
- D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động
Câu 16: Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động trao đổi chất bằng cách:
- A. ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động
- B. thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào
- C. điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng
- D. thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con
Câu 17: Người ta thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiều món. Việc này có tác dụng chính là:
- A. cung cấp đầy đủ các nguyên tố hóa học và các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- B. cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào
- C. cung cấp nhiều protein và chất bổ dưỡng cho cơ thể
- D. tạo sự đa dạng về văn hóa ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn
Câu 18: Protein không có chức năng nào sau đây?
- A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
- B. Cấu tạo nên enzym, hoocmon, thụ quan, kháng thể
- C. Thực hiện việc lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
- D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
Câu 19: Sơ đồ nào sau đây biểu diễn đúng cơ chế tác động của enzim phân giải đường saccarozo?
- A. E + saccarozo → E – saccarozo → glucozo + fructozo + E
- B. E – saccarozo → glucozo + fructozo + E → E + saccarozo
- C. E + saccarozo → glucozo + fructozo+ E → E – saccarozo
- D. E – saccarozo → E + saccarozo → glucozo + fructozo + E
Câu 20: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
- A. kì giữa I và kì sau I
- B. kì giữa II và kì sau II
- C. kì giữa I và kì giữa II
- D. cả A và C
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (P2)
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 1)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 19: Giảm phân
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P3)
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5)