Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt?
- A. Dạ dày đơn.
- B. Ruột ngắn.
- C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
- D. Manh tràng phát triển
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
- A. Sứa, giun tròn, giun dẹp.
- B. Giun tròn, giun dẹp, giun đốt.
- C. Thân mềm, giáp xác, côn trùng.
- D. Sâu bọ, thân mềm, bạch tuột.
Câu 3: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
- B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
- C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
- D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 4: Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến yếu tố nào?
- A. Tiết diện của hệ mạch.
- B. Chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- C. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch giữa hai đầu đoạn mạch.
- D. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 5: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12C6 ở cây mía là:
- A. Quang phân li nước
- B. Chu trình CanVin
- C. Pha sáng
- D. Pha tối
Câu 6: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?
- A. Hô hấp bằng mang.
- B. Hô hấp bằng phổi.
- C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 7: Các axit amin nằm trong các hợp chất mùn, trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật nào trong đất phân giải tạo thành NH4+ ?
- A. Vi khuẩn amôn hóa.
- B. Vi khuẩn cố định nitơ.
- C. Vi khuẩn nitrat hóa.
- D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 8: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
- A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
- B. các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
- C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
- D. cơ quan sinh sản.
Câu 9: Chu trình C3 thích ứng với những điều kiện nào?
- A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 và nồng độ O2 bình thường.
- B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.
- C. Cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 thấp.
- D. Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp.
Câu 10: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là sự kết hợp của các kiểu ứng động nào?
- A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.
- B. Ứng động không sinh trưởng và ứng động tiếp xúc.
- C. Ứng động sinh trưởng và hóa ứng động.
- D. Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Câu 11: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ
- A. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
- B. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
- C. Sự vận động của các chi.
- D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
Câu 12: Khi tế bào khí khổng mất nước thì
- A. thành dày căng ra làm thành mỏng co lại → khí khổng đóng lại.
- B. thành mỏng hết căng làm thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại.
- C. thành mỏng căng ra làm thành dày duỗi thẳng → khí khổng khép lại.
- D. thành dày căng ra làm thành mỏng cong theo → khí khổng đóng lại.
Câu 13: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
- A. Thường do tuỷ sống điều khiển.
- B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
- C. Có số lượng tế bào không hạn chế.
- D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
Câu 14: Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày một ngăn?
- A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
- B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
- C. Ngựa, thỏ, chuột.
- D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 15: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:
- A. AOA.
- B. AM.
- C. APG.
- D. AlPG.
Câu 16: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí ?
- A. 32 phân tử
- B. 34 phân tử
- C. 36 phân tử
- D. 38 phân tử
Câu 17: Ở rễ cây, các lông hút phân bố chủ yếu ở:
- A. Rễ chính.
- B. Các rễ bên.
- C. Đỉnh sinh trưởng của rễ bên.
- D. Đỉnh sinh trưởng của rễ chính.
Câu 18: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?
- A. Cá xương, chim, thú.
- B. Lưỡng cư, thú.
- C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
- D. Lưỡng cư, bò sát sát, thú.
Câu 19: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa
- A. trong không bào tiêu hóa.
- B. trong ống tiêu hóa.
- C. trong túi tiêu hóa.
- D. ống tiêu hóa và túi tiêu hóa.
Câu 20: Năng suất kinh tế được quyết định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?
- A. Cường độ quang hợp.
- B. Dinh dưỡng khoáng hợp lí.
- C. Chế độ nước đầy đủ.
- D. Khả năng vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ.
Câu 21: Vì sao khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử cần tránh xa điện từ mạnh?
- A. Tránh sai số khi đo.
- B. Tránh làm hư máy.
- C. Tránh làm người bệnh mệt.
- D. Tránh làm người bệnh nhức đầu.
Câu 22: Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này?
- A. N, Mg, Fe.
- B. N, Mg, P.
- C. N, S, Fe.
- D. N, P, K.
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây làm tăng đường huyết?
- A. Insulin tham gia chuyển hóa đường.
- B. Glucagôn tham gia chuyển hóa đường.
- C. Anđôstêron tham gia chuyển hóa đường.
- D. Do gan ngừng tổng hợp glicôgen dự trữ.
Câu 24: Sự khác nhau giữa con đường CAM và con đường C4 là:
- A. về không gian và thời gian
- B. về bản chất
- C. về sản phẩm ổn định đầu tiên
- D. về chất nhận CO2
Câu 25: Cho các hiện tượng sau đây:
(1) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.
(2) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân.
(3) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.
(4) Rễ cây mọc tránh chất gây độc.
(5) Sự đóng mở của khí khổng.
Hiện tượng thuộc hình thức ứng động là:
- A. (3) và (5).
- B. (3) và (4).
- C. (2) và (4).
- D. (1) và (5).
Câu 26: Bón phân hợp lí là
- A. phải bón thường xuyên cho cây.
- B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất.
- C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.
- D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.
Câu 27: Hướng động là hình thức phản ứng của
- A. một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
- B. cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
- C. một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
- D. cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây đúng với quá trình hô hấp ở sâu bọ?
- A. Hô hấp bằng túi và phổi.
- B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- C. Chưa có cơ quan hô hấp.
- D. Hô hấp qua da.
Câu 29: Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì:
(1) Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
(2) Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.
(3) Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn không hút được nước.
(4) Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
Phương án trả lời đúng là:
- A. (2), (3).
- B. (2), (4).
- C. (2), (3), (4).
- D. (1), (2), (4).
Câu 30: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là:
- A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
- B. thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn.
- C. tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn.
- D. cả A và B.
Câu 31: Trong hô hấp, nguyên liệu là glucozo được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất có chứa 3 nguyên tử cacbon là:
- A. Axit pyruvic.
- B. Axit photpho glixêric.
- C. Axetin – CoA.
- D. Alđêhyt phôtpho glixeric.
Câu 32: Cho các phản xạ sau:
1. Người tham gia giao thông dừng lại khi gặp đèn đỏ.
2. Ăn cơm tiết nước bọt.
3. Em bé co ngón tay lại khi bị kim châm.
4. Trời nắng nóng đổ mồ hôi
Có bao nhiêu phản xạ có điều kiện?
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
Câu 33: Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường
- A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
- B. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
- C. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
- D. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
Câu 34: Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình
3. Máu chứa sắc tố hô hấp hêmôxianin.
4. Máu đi về tim trong mạch hở.
5. Máu chảy trong động mạch với tốc độ nhanh.
Phương án đúng là:
- A. 1, 3.
- B. 2, 4.
- C. 2, 5.
- D. 1, 5.
Câu 35: Sự hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán đối với các chất
- A. glucôzơ và axit amin.
- B. glucôzơ và lipit.
- C. glixêrin và axit béo.
- D. axit amin và glixêrin.
Câu 36: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
- A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
- B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
- C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
- D. làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
Câu 37: Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này?
- A. N, Mg, Fe.
- B. N, Mg, P.
- C. N, S, Fe.
- D. N, P, K.
Câu 38: Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người do:
(1) Nhịp tim tăng.
(2) Độ quánh của máu tăng, xơ vữa động mạch.
(3) Vận tốc máu chảy chậm.
(4) Tuổi cao, di truyền, chế độ ăn, bệnh lí.
Số phương án đúng:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 39: Ở ruột, vì sao protein không được biến đổi nhờ enzim pepsin?
- A. Ruột không có loại enzim này.
- B. Độ pH của ruột không thích hợp cho enzim này hoạt động.
- C. Có sự cạnh tranh của nhiều loại enzim khác.
- D. Ở ruột chỉ có các protein đơn giản.
Câu 40: Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?
- A. Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.
- B. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể.
- C. Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể.
- D. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 23: Hướng động
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 37
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 31: Tập tính ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh sản ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Sinh sản ở động vật (P2)