Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
I. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ ⇒ 3’.
IV. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
Số phương án đúng là:
- A. 2.
- B. 3.
- C. 1.
- D. 4.
Câu 2: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza:
- A. tham gia vào quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hidro
- B. di chuyển cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN mẹ
- C. di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN mẹ
- D. nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinucleotit
Câu 3: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN mẹ?
- A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3'→ 5'
- B. Sự liên kết giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleoti của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung
- C. Hai mạch mứi của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau
- D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5' → 3' do một loại enzim nối thực hiện
Câu 4: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
- A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
- B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’
- C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
- D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới
Câu 5: Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:
- A. A=T= 9000; G=X=13500
- B. A=T= 2400; G=X=3600
- C. A=T=9600; G=X=14400
- D. A=T=18000; G=X=27000
Câu 6: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là
- A. U, A, X
- B. A, G, X
- C. U, G, X
- D. G, A, U.
Câu 7: Các nucleotit trên phân tử mARN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?
- A. Hidro.
- B. Cộng hoá trị.
- C. Ion.
- D. peptit.
Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có laztozo?
- A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế.
- B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
- C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
- D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 9: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
- A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- B. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
- C. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
- D. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 10: Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng
- A. thay thế cặp G – X bằng T – A.
- B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.
- C. thay thế cặp A – T bằng T – A.
- D. thay thế cặp A – T bằng G – X.
Câu 11: Một gen dài 3060A° có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là
- A. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.
- B. thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
- C. thay thế 2 nucleotit loại A bằng 2 nucleotit loại G.
- D. đảo vị trí cặp A – T và G – X ở 2 bộ ba khác nhau.
Câu 12: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
- B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
- C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
- D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 13: Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến
- A. mất một cặp G - X.
- B. Mất một cặp A - T.
- C. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A - T
- D. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G - X
Câu 14: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?
- A. Mất đoạn
- B. Lặp đoạn
- C. Đào đoạn
- D. Chuyển đoạn
Câu 15: Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về
- A. Hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp.
- B. Hình thái, số lượng và cấu trúc.
- C. Thành phần, số lượng và cấu trúc.
- D. Số lượng, cấu trúc và cách sắp xếp.
Câu 16: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là
- A. ADN và prôtêin phi histon.
- B. ADN, ARN và prôtêin histon.
- C. ADN và prôtêin histon.
- D. ADN, ARN và prôtêin phi histon.
Câu 17: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là
- A. số lượng NST
- B. nguồn gốc NST
- C. hình dạng NST
- D. kích thước NST
Câu 18: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến
- A. thể bốn
- B. thể ba
- C. thể không
- D. thể một
Câu 19: Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 3 bị đảo 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang NST đột biến có tỉ lệ
- A. 12,5%
- B. 50%
- C. 25%
- D. 75%
Câu 20: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb × ♀ AaBb Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội thể ba?
- A. 3 và 6
- B. 12 và 4
- C. 9 và 6
- D. 9 và 12
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 4: Ứng dụng di truyền học (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 3: Điều hòa hoạt động của gen