Trắc nghiệm sinh học 8 bài 60: Cơ quan sinh dục nam
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 bài 60: Cơ quan sinh dục nam. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam?
- A. Buồng trứng.
- B. Bìu.
- C. Dương vật.
- D. Bóng đái.
Câu 2: Có 2 loại tinh trùng, đó là 2 loại nào?
- A. Tinh trùng A và tinh trùng B.
- B. Tinh trùng αX và tinh trùng βY.
- C. Tinh trùng X và tinh trùng Y.
- D. Tinh trùng α và tinh trùng β.
Câu 3: Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng
- A. 36-37
C - B. 37-38
C - C. 29-30
C - D. 33-34
C
Câu 4: Bộ phận nào của cơ quan sinh dục nam nằm ở ngoài cơ thể tạo điều kiện cho sản xuất sinh trùng?
- A. Dương vật.
- B. Túi tinh.
- C. Tinh hoàn.
- D. Bìu.
Câu 5: Tại sao bìu nằm bên ngoài cơ thể mà không phải bên trong như gan, thận,…?
- A. Vì trong cơ thể nhiệt độ cao không thích hợp cho sản xuất tinh trùng.
- B. Vì trong cơ thể không còn chỗ chứa.
- C. Vì bên ngoài cơ thể thuận tiện cho việc xuất tinh.
- D. Vì từ khi sinh ra đã thế, không lý giải được.
Câu 6: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ?
- A. Ống dẫn tinh
- B. Túi tinh
- C. Tinh hoàn
- D. Mào tinh
Câu 7: Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo ?
- A. Mào tinh
- B. Túi tinh
- C. Ống đái
- D. Tuyến tiền liệt
Câu 8: Tinh trùng người có chiều dài khoảng
- A. 0,1 mm.
- B. 0,03 mm.
- C. 0,06 mm.
- D. 0,01 mm.
Câu 9: Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu ?
- A. Ống đái
- B. Mào tinh
- C. Túi tinh
- D. Tinh hoàn
Câu 10: Ở túi tinh, tinh trùng tiếp tục được nuôi dưỡng là nhờ đâu?
- A. Tuyến tiền liệt tiết dịch.
- B. Tuyến hành tiết dịch nuôi dưỡng tinh trùng.
- C. Chất dịch do thành túi tiết ra.
- D. Chất dịch giàu glucozo do tinh hoàn tiết ra.
Câu 11: Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ
- A. 8 – 10 ngày.
- B. 5 – 7 ngày.
- C. 1 – 2 ngày.
- D. 3 – 4 ngày.
Câu 12: Vì sao ở độ tuổi sơ sinh, tỉ lệ bé trai (XY) luôn lớn hơn tỉ lệ bé gái (XX) ?
- A. Vì các hợp tử mang cặp NST giới tính XX (quy định bé gái) dễ bị chết ở trạng thái hợp tử.
- B. Vì tinh trùng X có sức sống kém hơn nên dễ khả năng tiếp cận trứng luôn kém hiệu quả hơn tinh trùng X.
- C. Vì tinh trùng Y nhỏ và nhẹ, bơi nhanh nên khả năng tiếp cận trứng (cơ sở để tạo ra bé trai) cao hơn tinh trùng X (cơ sở để tạo ra bé gái).
- D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Tuyến hành trong cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
- A. Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua.
- B. Tiết dịch để trung hòa axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục.
- C. Tiết dịch hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch.
- D. Giúp tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo và chức năng khi được chuyển vào túi tinh.
Câu 14: Ở nam giới khoẻ mạnh, số lượng tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh nằm trong khoảng bao nhiêu ?
- A. 50 – 80 triệu
- B. 500 – 700 triệu
- C. 100 – 200 triệu
- D. 200 – 300 triệu
Câu 15: Ở người, tinh trùng X và tinh trùng Y sai khác nhau ở phương diện nào ?
- A. Tất cả các phương án trên
- B. Kích thước
- C. Khối lượng
- D. Khả năng hoạt động và sống sót
Câu 16: Tuyến Côpơ là tên gọi khác của
- A. tuyến hành.
- B. tuyến tiền liệt.
- C. tuyến tiền đình.
- D. tuyến trên thận.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 3: Tuần hoàn (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 17: Tim và mạch máu
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 8: Da (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 2: Vận động (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 3: Tuần hoàn (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 10: Nội tiết (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ