Trắc nghiệm sinh học 8 chương 3: Tuần hoàn (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 3: Tuần hoàn (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
- A. Hình đĩa, lõm hai mặt
- B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
- C. Màu đỏ hồng
- D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 2: Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là :
- A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu.
- B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.
- C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu.
- D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.
Câu 3: Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ?
- A. 5 loại
- B. 4 loại
- C. 3 loại
- D. 2 loại
Câu 4: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?
- A. Kháng nguyên – kháng thể
- B. Kháng nguyên – kháng sinh
- C. Kháng sinh – kháng thể
- D. Vi khuẩn – prôtêin độc
Câu 5: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?
- A. 7 trường hợp
- B. 3 trường hợp
- C. 2 trường hợp
- D. 6 trường hợp
Câu 6: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
- A. Nhóm máu O
- B. Nhóm máu AB
- C. Nhóm máu A
- D. Nhóm máu B
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
- A. Hình đĩa, lõm hai mặt
- B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
- C. Màu đỏ hồng
- D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 8: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?
- A. Kháng nguyên – kháng thể
- B. Kháng nguyên – kháng sinh
- C. Kháng sinh – kháng thể
- D. Vi khuẩn – prôtêin độc
Câu 9: Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ?
- A. 3 loại
- B. 4 loại
- C. 5 loại
- D. 6 loại
Câu 10: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
- A. chất kháng sinh.
- B. kháng thể.
- C. kháng nguyên.
- D. prôtêin độc.
Câu 11: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?
- A. Động mạch chủ
- B. Động mạch vành tim
- C. Tất cả các phương án còn lại
- D. Tĩnh mạch phổi
Câu 12: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây ?
- A. Tĩnh mạch phổi
- B. Động mạch phổi
- C. Động mạch chủ
- D. Tĩnh mạch chủ
Câu 13: Máu lưu thông trong động mạch là nhờ vào yếu tố nào dưới đây ?
- A. Sự co dãn của thành mạch
- B. Sức đẩy của tim
- C. Sự liên kết của dịch tuần hoàn
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 14: Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch ?
- A. Kem
- B. Sữa tươi
- C. Cá hồi
- D. Lòng đỏ trứng gà
Câu 15: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?
- A. 85 lần
- B. 75 lần
- C. 60 lần
- D. 90 lần
Câu 16: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
- A. Động mạch dưới đòn
- B. Động mạch dưới cằm
- C. Động mạch vành
- D. Động mạch cảnh trong
Câu 17: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?
- A. 7 trường hợp
- B. 3 trường hợp
- C. 2 trường hợp
- D. 6 trường hợp
Câu 18: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?
- A. AB
- B. O
- C. B
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 19: Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?
- A. Tâm thất phải
- B. Tâm nhĩ trái
- C. Tâm nhĩ phải
- D. Tâm thất trái
Câu 20: Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu ?
- A. 0,6 giây
- B. 0,4 giây
- C. 0,5 giây
- D. 0,3 giây
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 8: Da (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 7: Bộ xương
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa