Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào?
- A. Cơ hoành.
- B. Cơ ức đòn chũm.
- C. Cơ liên sườn.
- D. Cơ nhị đầu.
Câu 2: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
- A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài.
- B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong.
- C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài.
- D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
- A. Hình đĩa, lõm hai mặt.
- B. Màu đỏ hồng.
- C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
- D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.
Câu 4: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
- A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
- B. một lần hít vào và một lần thở ra.
- C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
- D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Câu 5: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
- A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
- B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
- C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 6: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
- A. Thanh quản.
- B. Thực quản.
- C. Khí quản.
- D. Phế quản.
Câu 7: Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
- A. Dịch nhân.
- B. Nhân con.
- C. Nhiễm sắc thể.
- D. Màng nhân.
Câu 8: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
- A. dung tích sống của phổi.
- B. lượng khí cặn của phổi.
- C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
- D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 9: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến
- A. cơ quan sinh dục.
- B. cơ quan hô hấp
- C. cơ quan bài tiết.
- D. cơ quan tiêu hoá.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?
- A. Xương cột sống hình cung.
- B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên.
- C. Bàn chân phẳng.
- D. Xương đùi bé.
Câu 11: Phần cẳng chân có bao nhiêu xương ?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 1.
- D. 4.
Câu 12: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ?
- A. Mô máu.
- B. Mô cơ trơn.
- C. Mô xương.
- D. Mô mỡ.
Câu 13: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
- A. 75%.
- B. 60%.
- C. 45%.
- D. 55%.
Câu 14: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
- A. 1000 – 1500 ml.
- B. 800 – 1200 ml.
- C. 400 – 600 ml.
- D. 500 – 800 ml.
Câu 15: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này ?
- A. Lớp dưới niêm mạc.
- B. Lớp niêm mạc.
- C. Lớp cơ.
- D. Lớp màng bọc.
Câu 16: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh ?
- A. Ăn nhiều tinh bột.
- B. Uống nhiều nước.
- C. Rèn luyện thân thể.
- D. Giữ ấm vùng cổ.
Câu 17: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
- A. glixêrol và vitamin.
- B. glixêrol và axit amin.
- C. nuclêôtit và axit amin.
- D. glixêrol và axit béo.
Câu 18: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?
- Mô xương cứng.
- B. Mô xương xốp.
- C. Sụn bọc đầu xương.
- D. Màng xương.
Câu 19: Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn ?
- A. Rượu trắng.
- B. Nước lọc.
- C. Nước khoáng.
- D. Nước ép trái cây.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là chính xác ?...
- A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
- B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
- C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
- D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.
Câu 21: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây ?
1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị.
2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị.
3. Sự co bóp của các cơ dạ dày.
- A. 1, 2, 3.
- B. 1, 3.
- C. 2, 3.
- D. 1, 2.
Câu 22: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
- A. 400 cơ.
- B. 600 cơ.
- C. 800 cơ.
- D. 500 cơ.
Câu 23: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
- A. 0,3 giây.
- B. 0,4 giây.
- C. 0,5 giây.
- D. 0,1 giây.
Câu 24: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dướiđây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?.....
- A. Kháng nguyên – kháng thể.
- B. Kháng nguyên – kháng sinh.
- C. Kháng sinh – kháng thể.
- D. Vi khuẩn – prôtêin độc.
Câu 25: Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
- A. 3000 – 3500 ml.
- B. 2500 – 3000 ml.
- C. 1000 – 2000 ml.
- D. 800 – 1500 ml.
Câu 26: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
- A. họng và phế quản.
- B. phế quản và mũi.
- C. họng và thanh quản
- D. thanh quản và phế quản.
Câu 27: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
- A. Nhóm máu O.
- B. Nhóm máu AB.
- C. Nhóm máu A.
- D. Nhóm máu B.
Câu 28: Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra
- A. phản lực.
- B. lực đẩy.
- C. lực kéo.
- D. lực hút.
Câu 29: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì ?
- A. Tổng hợp chất mới.
- B. Sinh công.
- C. Sinh nhiệt.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 30: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?
- A. Phôtpholipit.
- B. Ơstrôgen.
- C. Côlesterôn.
- D. Testosterôn.