Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?
- A. Xương hộp sọ.
- B. Xương đùi.
- C. Xương cánh chậu.
- D. Xương đốt sống.
Câu 2: Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?
- A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể.
- B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- C. Tổng hợp prôtêin.
- D. Tham gia vào quá trình phân bào.
Câu 3: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
- A. N2.
- B. CO2.
- C. O2.
- D. CO.
Câu 4: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C ?
- A. 20 – 25 vòng sụn.
- B. 15 – 20 vòng sụn.
- C. 10 – 15 vòng sụn.
- D. 25 – 30 vòng sụn.
Câu 5: Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
- A. prôtêin.
- B. gluxit.
- C. lipit.
- D. axit nuclêic.
Câu 6: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
- A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương.
- C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.
- B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
- C. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.
- D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
Câu 8: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu ?
- A. Hai bên mang tai.
- B. Dưới lưỡi.
- C. Dưới hàm.
- D. Vòm họng.
Câu 9: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ?
- A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng.
- B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ.
- C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 10: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?
- A. Nước tiểu.
- B. Mồ hôi.
- C. Khí ôxi.
- D. Khí cacbônic.
Câu 11: Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ?
- A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin.
- B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước.
- C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết.
- D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng.
Câu 12: Cho các loại bạch cầu sau :
1. Bạch cầu mônô
2. Bạch cầu trung tính
3. Bạch cầu ưa axit
4. Bạch cầu ưa kiềm
5. Bạch cầu limphô
Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?
- A. 4.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 1.
Câu 13: Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ?
- A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
- B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
- C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
- D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
Câu 14: Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá ?
- A. Tá tràng.
- B. Manh tràng.
- C. Hỗng tràng.
- D. Hồi tràng.
Câu 15: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ?
- A. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh.
- B. Bổ sung nước điện giải.
- C. Mặc ấm để che chắn gió.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 16: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan ?
- A. Mô cơ.
- B. Mô thần kinh.
- C. Mô biểu bì.
- D. Mô liên kết.
Câu 17: Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ?
- A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
- B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.
- C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét).
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 18: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào ?
- A. Ruột thừa.
- B. Ruột già.
- C. Ruột non.
- D. Dạ dày.
Câu 19: Chuyển hoá cơ bản là
- A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
- B. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
- D. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
Câu 20: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào ?
- A. Hệ tuần hoàn.
- B. Hệ sinh dục.
- C. Hệ bài tiết.
- D. Hệ tiêu hoá.
Câu 21: Khi chúng ta thở ra thì
- A. cơ liên sườn ngoài co.
- B. cơ hoành co.
- C. thể tích lồng ngực giảm.
- D. thể tích lồng ngực tăng.
Câu 22: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
- A. co và dãn.
- B. gấp và duỗi.
- C. phồng và xẹp.
- D. kéo và đẩy.
Câu 23: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?
- A. Bán cầu đại não.
- B. Tủy sống.
- C. Tiểu não.
- D. Trụ giữa.
Câu 24: Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn
- A. Tĩnh mạch dưới đòn.
- B. Tĩnh mạch cảnh trong.
- C. Tĩnh mạch thận.
- D. Tĩnh mạch đùi.
Câu 25: Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại ?
- A. Phế quản.
- B. Khí quản.
- C. Thanh quản.
- D. Họng.
Câu 26: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt ?
- A. Hệ tuần hoàn.
- B. Hệ thần kinh.
- C. Hệ bài tiết.
- D. Hệ nội tiết.
Câu 27: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
- A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.
- B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não.
- C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não.
- D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động.
Câu 28: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
- A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại.
- B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở.
- C. Nói không với thuốc lá.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 29: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?
- A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn.
- B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị.
- C. Ăn chậm, nhai kĩ.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 30: Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ?
- A. Bệnh nước ăn chân.
- B. Bệnh tay chân miệng.
- C. Bệnh á sừng.
- D. Bệnh thấp khớp.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch tuyết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 11: Sinh sản (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P5)