Trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P3)

30 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các chất gây hại cho hệ thần kinh là gì?

  • A. Thuốc lá
  • B. Rượu, bia
  • C. Các chất kích thích (hêrôin, thuốc phiộnẽ..)
  • D. cả A, B và C

Câu 2: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây ?

  • A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời
  • B. Các vùng chức năng của vỏ não
  • C. Kích thích không điều kiện
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3: Hệ thần kinh gồm

  • A. Bộ não và tủy sống.
  • B. Bộ não và các cơ.
  • C. Tủy sống và tim mạch.
  • D.Tủy sống và hệ cơ xương.

Câu 4: Mối quan hệ giữa thần kinh giao cảm với thần kinh đối giao cảm là?

  • A. hỗ trợ lẫn nhau.
  • B. kích thích lẫn nhau.
  • C. đối lập nhau.
  • D. Cả A, B và C

Câu 5: Nơron có nhiệm vụ

  • A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
  • B. Cảm ứng và hưng phấn xung thần kinh.
  • C. Hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.
  • D. Cảm ứng, hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 6: Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh của người gồm

  • A. Dây thần kinh và cơ quan thụ cảm.
  • B. Dây thần kinh và hạch thần kinh,
  • C. Hạch thần kinh và cơ quan thụ cảm.
  • D. Dây thần kinh, hạch thần kinh và cơ quan thụ cảm.

Câu 7: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?

  • A. Co chân lại khi bị kim châm
  • B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
  • C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu
  • D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc

Câu 8: Trung ương của phân hệ đối giao cảm nằm ở bộ phận nào dưới đây ?

1. Đại não

2. Trụ não

3. Tủy sống

4. Tiểu não

  • A. 2, 3
  • B. 1, 4
  • C. 1, 2
  • D. 3, 4

Câu 9: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?

  • A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
  • B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
  • C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
  • C. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt
  • D. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%

Câu 11: Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Viễn thị
  • C. Cận thị
  • D. Loạn thị

Câu 12: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông?

  • A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não.
  • B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não.
  • C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống.
  • D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian.

Câu 13: Vỏ não người có bề dày khoảng

  • A. 1 – 2 mm.
  • B. 2 – 3 mm.
  • C. 3 – 5 mm.
  • D. 7 – 8 mm.

Câu 14: Trung ương của thần kinh giao cảm nằm ở đâu?

  • A. Chất xám thuộc sừng bên của tủy sống
  • B. Chất trắng của tủy sống
  • C. Chất trắng của bán cầu não
  • D. Cả B và C

Câu 15: Đại não được cấu tạo như thế nào?

  • A. Gồm 6 lớp khác nhau
  • B. Chủ yếu là những tế bào hình tháp
  • C. Dày khoảng 2 - 3mm
  • D. Cả A, B và C

Câu 16: Vùng thị giác nằm ở thuỳ nào trên vỏ não?

  • A. Thuỳ chẩm
  • B. Thuỳ đỉnh
  • C. Thuỳ trán
  • D. Thuỳ thái dương.

Câu 17: Đế giữ cho hệ thần kinh hoạt động tốt, cần phải làm gì ?

  • A. Bảo đảm giấc ngủ hằng ngày
  • B. Nơi làm việc phải thoáng, đủ ánh sáng, mát và yên tĩnh
  • C. Hằng ngày làm viộc có kế hoạch (khoa học)
  • D. Cả A, B và C

Câu 18: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai ?

  • A. Cười như nắc nẻ khi đọc truyện tiếu lâm
  • B. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới”
  • C. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động
  • D. Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày

Câu 19: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

  • A. thể thủy tinh
  • B. thủy dịch
  • C. dịch thủy tinh
  • D. màng giác

Câu 20: Ý nào dưới đây không đúng?

  • A. Cơ thể con người là một khối thống nhất.
  • B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.
  • C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.
  • D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

Câu 21: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới ?

  • A. Con người
  • B. Động vật linh trưởng
  • C. Động vật có xương sống
  • D. Thú có túi
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội