Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 2: Thương người như thể thương thân

18 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 2: Thương người như thể thương thân. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp), trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

  • A. giăng tơ kín các lối đi
  • B. Bố trí nhện gác trong các khe đá với vẻ mặt hung dữ
  • C. Sừng sững giữa lối đi có thêm một anh nhện gộc
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Sau khi quan sát thấy trận địa mai phục của bọn nhện, Dế Mèn đã có hành động gì?

  • A. Cất tiếng hỏi lớn "Ai đứng chóp bu bnj này? Ra đây ta nói chuyện"
  • B. Cất tiếng dọa nạt "Lũ các người không chạy nhanh đừng trách ta phải ra tay"
  • C. Quay quắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai
  • D. Xông thẳng vào hang lôi con mụ nhện cái ra hỏi nói chuyện

Câu 3: Mụ nhện cái được miêu tả với dáng vẻ như thế nào?

  • A. Đường hoàng, bệ vệ, dáng vẻ kiêu kì.
  • B. Hống hách, ngang ngược, ra dáng ta đây là chúa tể loài nhện.
  • C. Ra dáng ta đây là vị chúa trùm nhà nhện, nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.
  • D. Hiền lành, nhân từ khác hẳn với dáng vẻ hung dữ của lũ nhện gác bên ngoài.

Câu 4: Dế Mèn đã làm gì khiến cho mụ nhện cái phải co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất run sợ?

  • A. Dùng đá chọi vào cửa hang khiến nhện cái run sợ.
  • B. Đem theo đồng bọn là võ sĩ Châu Chấu đến khiến nhện cái khiếp vía.
  • C. Lấy đá chọi gã nhện gộc để khiến nhện cái khiếp sợ.
  • D. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

Câu 5: Từ ngữ nào không thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu đồng loại

  • A. Vị tha
  • B. Xót thương
  • C. Tàn bạo
  • D. Bao dung

Câu 6: Từ ngữ nào trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

  • A. ăn hiếp
  • B. cứu giúp
  • C. che chở
  • D. bênh vực

Câu 7: Tiếng "nhân" nào dưới đây có nghĩa là lòng thương người

  • A. nhân dân
  • B. công nhân
  • C. nhân ái
  • D. nhân loại

Câu 8: Từ "nhân" trong câu nào dưới đây có nghĩa là người?

  • A. Chú em là công nhân của nhà máy dệt
  • B. Cô giáo em là người nhân hậu
  • C. Bà em là người nhân từ, độ lượng
  • D. Hồi còn sống, bác ấy là người ăn ở nhân đức, có trước có sau

Câu 9: Em hãy sắp xếp các câu thơ sau để được một đoạn thơ hoàn chỉnh

(1) vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

(2) Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

(3) Mang theo truyện cổ tôi đi

(4) Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

  • A. 1 - 3 - 2 - 4
  • B. 2 - 3 - 1 - 4
  • C. 3 - 1 - 4 - 2
  • D. 1 - 4 - 3 - 2

Câu 10: Đọc câu thơ:

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang

Từ "đa mang" trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa nào?

  • A. Mang theo nhiều điều kì lạ
  • B. Lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc
  • C. Mang đến cho người ta nhiều nỗi lo lắng, bất an
  • D. Nhiều câu truyện li kì, kì quái.

Câu 11: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau:

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai châm được dùng phối hợp với ....... hay ........."

  • A. dấu gạch chéo .... dấu ngoặc kép
  • B. dấu ngoặc đơn ....... dấu ngoặc kép
  • C. dấu ngoặc kép...... dấu gạch đầu dòng
  • D. Dấu ngoặc đơn ........ dấu gạch ngang

Câu 12: Em hãy điền từ vào ô trống để hoàn thành câu sau:

"Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Những ........ có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm...........

  • A. đặc điểm .... sinh động, hấp dẫn.
  • B. đặc điểm thói quen sinh hoạt .... sinh động, hấp dẫn.
  • C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu .... sinh động, hấp dẫn.
  • D. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu ... huyền bí, kì ảo.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội