Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 1: Thương người như thể thương thân
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 1: Thương người như thể thương thân. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu, khi đi qua vùng cỏ xước xanh dài, Dế Mèn đã nghe thấy âm thanh gì?
- A. Nghe thấy tiếng cười nói hi ha
- B. Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê
- C. Nghe tiếng than thở, rầu rĩ
- D. Nghe thấy tiếng trống chiêng khua rộn ràng
Câu 2: Khi lại gần Dế Mèn phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ đâu?
- A. Tiếng cười nói hi ha, hả hê của lũ nhện vì đã cướp được đồ ăn của chị Nhà Trò
- B. Tiếng khóc tỉ tê của chị Nhà Trò đag ngồi gục đầu bên tảng đá cuội
- C. Tiếng than thở rầu rĩ của chị Nhà Trò
- D. Tiếng trống chiêng khua rộn ràng của đại hội đấu võ nhà Châu Chấu
Câu 3: Những chi tiết nào miêu tả hình dáng bên ngoài của chị Nhà Trò?
- A. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
- B. Chị mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mảng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chũn.
- C. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng thể bay xa được.
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Từ những chi tiết miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò, em thấy chị ấy là người như thế nào?
- A. Chị Nhà Trò mỏng manh, yêu kiều, dịu dàng giống như những chú bướm vào ngày đầu xuân
- B. Chị Nhà Trò rất yếu ớt, dễ bị bắt nạt
- C. Chị Nhà Trò biếng ăn nên mới gầy yếu như vậy
- D. Chị Nhà Trò lạnh lùng, kiêu kì
Câu 5: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?
- A. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh
- B. Bất kì tiếng nào cũng phải có vần và thanh
- C. Tiếng Ngọc có âm đầu là Ng, vần oc và thanh nặng
- D. Cả ba nhận định trên đều đúng
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
"Kể chuyện là kể lại một ............ có đầu có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- A. câu chuyện
- B. Sự việc
- D. Tình huống
- D. Tiểu thuyết
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
........trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hóa.
- A. Sự việc
- B. Chuỗi sự việc
- C. Nhân vật
- D. Ý nghĩa
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Hành động, lời nói, suy nghĩa... của nhân vật nói lên (........) của nhân vật ấy
- A. Tính cách
- B. Mối quan hệ
- C. Ngoại tình
- D. Sự việc
Câu 9: Nhân vật trong những truyện em đã đọc bao gồm:
- A. Chỉ con người
- B. Đồ vật, cây cối, con vật
- C. Cả người và vật (cây cối, đồ vật, con vật...)
- D. Chỉ có loài vật