Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 26: Những người quả cảm
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 tuần 26: Những người quả cảm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- A. Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự thắng biển, biển tấn công, biển đe dọa
- B. Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự biển đe dọa, biển tấn công, thắng biển
- C. Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự thắng biển, biển đe dọa, biển tấn công
- D. Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự biển tấn công, biển đe dọa, thắng biển
Câu 2: Bài Thắng biển miêu tả cảnh gì?
- A. Cuộc chiến đấu kiên cường của con người trong cơn bão biển
- B. Cuộc chiến đấu của con người với dịch bệnh
- C. Cơn bão biển kéo đến khiến người dân trong cảnh lầm than, khốn khổ
- D. Cuộc chiến đấu kiên cường của con người với các loài thú dữ
Câu 3: Câu kể Ai là gì? Được dùng để làm gì?
- A. Cho biết hành động của một người, một vật nào đó.
- B. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
- C. Bày tỏ tình cảm với một người, một vật nào đó
- D. Giới thiệu về một người, một vật nào đó.
Câu 4: Nhân vật nào không xuất hiện trong câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy?
- A. Ga-vrốt
- B. Ăng-giôn-ra
- C. Cuốc-phơ
- D. Cuốc-phây-rắc
Câu 5: Ăng-giôn-ra đã thông báo thông tin gì tới các đồng đội của mình?
- A. Nghĩa quân đã dành thắng lợi hoàn toàn
- B. Ngoài chiến lũy đang có người sắp chuyển đạn dược tới, mọi người cần cố gắng cầm cự tới lúc đó
- C. Nghĩa quân đã thua trận, mọi người nhanh rút lui để bảo toàn tính mạng
- D. Nghĩa quân lâm vào tình trạng sắp hết đạn
Câu 6: Những từ nào đồng nghĩa với từ dũng cảm?
- A. hèn nhát
- B. nhu nhược
- C. quả cảm
- D. yếu hèn
Câu 7: Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
- A. Để truyền thông tin cho những đồng đội của mình biết
- B. Để nhặt đạn nhằm giúp cho nghĩa quân có đạn rồi tiếp tục chiến đấu
- C. Để liều mình giết chết tên đầu sỏ quân địch
- D. Để đánh lạc hướng quân địch
Câu 8: Câu nào dưới đây xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì ? (Dấu // ngăn cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu)
- A. Cần trục // là cánh tay kì diệu của các chú công nhân
- B. Cả hai ông đều// không phải là người Hà Nội.
- C. Ông Năm là // dân ngụ cư của làng này.
- D. Cần trục là cánh tay// kì diệu của các chú công nhân
Câu 9: Ga-vrốt đã dùng cách gì để nhặt đạn ngoài chiến lũy?
- A. Đột nhập vào kho đạn dược của giặc để trộm đem về
- B. Ra ngoài chiến lũy lấy đạn từ những chiếc bao của bọn lính chết gần chiến lũy rồi cho vào giỏ của mình
- C. Uy hiếp tên lính canh kho đạn dược của giặc buộc hắn phải giao đạn
- D. Bắc loa dọa ma quân giặc cho chúng khiếp sợ bỏ chạy rồi ung dung ra ngoài chiến lũy nhặt đạn
Câu 10: Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- A. Biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ, biển đe dọa con đê, cứu sống đê.
- B. Biển đe dọa con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ, cứu sống đê.
- C. Con người thắng biển ngăn được dòng lũ, biển tấn công con đê, cứu sống đê.
- D. Biển đe dọa con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ, biển tấn công con đê, cứu sống đê.
Câu 11: Ý nghĩa của bài Thắng biển?
- A. Ngợi ca sức mạnh thần kì của thiên nhiên khiến con người phải sửng sốt.
- B. Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
- C. Thể hiện lòng xót thương trước cuộc sống lầm than của nhân dân sau cơn bão lũ
- D. Phê phán thái độ vô trách nhiệm của con người trước thiên nhiên.
Câu 12: Trong câu kể Ai là gì? Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì?
- A. và
- B. đã
- C. là
- D. vì
Câu 13: Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
- A. hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài
- B. họ ngụp xuống trồi lên,những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt những cột tre đóng chắc, dẻo như chão, đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
- C. lấy thân mình ngăn dòng nước mặn.
- D. tất cả các ý trên đúng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 23: Vẻ đẹp muôn màu
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 16: Tiếng sáo diều
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 17: Tiếng sáo diều
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 12: Có chí thì nên
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 31: Khám phá thế giới
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 2: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 30: Khám phá thế giới
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 15: Tiếng sáo diều
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 3: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 8: Trên đôi cánh ước mơ
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 1: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 9: Trên đôi cánh ước mơ